Chăm sóc răng giả: Không phải dễ!

Trồng răng giả, chuyện tưởng chừng đơn giản. Nhưng nếu không cẩn thận, đây có thể là nguyên nhân dẫn đến u nướu.

15.5818

Bác sĩ ơi, răng tôi nhức quá. Tại phòng khám Khoa Phẫu thuật trong miệng, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM, chị Trần Thu Vân, 40 tuổi, ở Q.10, TP.CM, ôm mặt rên la. Một bên má chị sưng như người bị quai bị.

Mười lăm phút sau khi khám, bác sĩ điều chiếc răng giả ra ngoài, bên dưới là một khối u lớn.

Chị Vân cho biết hơn nửa năm trước, chỗ răng giả hơi sưng. Chị mua thuốc về uống, thấy giảm đau, sau vài ngày. Nhưng hai tuần nay, không hiểu sao khối u thịt sưng phồng vẫn nhức liên tục.

Răng giả gây bệnh thật

Với tình trạng trên, bác sĩ kết luận chị Vân bị u nướu phì đại do răng giả lắp đặt không đúng cách.

Bác sĩ Trần Xuân Thắng, Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP.HCM cho biết: hàng ngày, khoa tiếp nhận năm sáu trường hợp đến khám và phát hiện có khối u hoặc nang trong răng. Con số này ngày càng tăng khi nhu cầu làm đẹp cho răng trở nên phổ biến.

Cũng theo bác sĩ Thắng, người mang răng giả có nguy cơ bị u, nang ở răng cao hơn bình thường. Nguyên nhân do quá trình cấy ghép rang ngay từ đầu đã sai quy cách. Sau thời gian dài hoạt động, răng giả bị lỏng lẻo, không bám vào xương hàm. Khi nhai, sự va chạm mạnh của răng làm chấn thương các vùng mô mềm như nướu, niêm mạc môi, má, khiến khối u có cơ hội phát triển.

Với trường hợp răng đã được lấy tuỷ trước đó nhưng không đúng kỹ thuật, cộng với việc vệ sinh răng miệng chưa tốt cũng tạo cơ hội cho u nướu phát sinh.

Chứng u nướu ít khi có triệu chứng đau nhức hay gây khó chịu. Chỉ khi bệnh nặng, các triệu chứng nha chảy mủ, đau, răng lung lay, mặt sưng phồng mới xuất hiện.

Ở giai đoạn này, khối u phát triển lan vào các phần mềm, xương hàm làm gương mặt người bệnh biến dạng, khó khăn khi ăn, uống, nói, thở. Trường hợp nhiễm trùng nặng bệnh nhân có thể tử vong.

Việc chữa trị khá phức tạp

Trường hợp nhẹ, bệnh nhân phát hiện sớm, bác sĩ chỉ phẫu thuật đơn giản, bóc lấy khối u, nang. Nếu mang lớn, bác sĩ phải nhổ răng hoặc cắt đoạn xương hàm.

Khả năng tái phát của các nang trong răng cũng khá cao, chiếm tỷ lệ 70-80%. Vì vậy, việc chăm sóc răng miệng cho người bệnh sau phẫu thuật rất quan trọng. Những ngày đầu, nên chườm nước đá lên vết thương để cầm máu. Sử dụng gạc để rửa vết thương. Không nên ngậm nước muối sau khi mổ vì sẽ gây chảy máu. Ăn các thức ăn mềm, nguội.

Nên khám răng định kỳ sáu tháng hoặc một năm nhằm phát hiện sớm và có hướng điều trị thích hợp.

Với người có răng bị chấn thương, nên chụp phim mỗi năm để kiểm soát bệnh kịp thời.

Khi mang răng giả, nếu có cảm giác khó chịu, ấn vào thấy nướu đau, bạn nên đến bệnh viện ngay. Trước khi tậu răng mới, bạn cũng cần đến bác sĩ để được tư vấn kỹ càng.

Theo Tiếp thị Gia đình

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]