Chứng đau tức mạng sườn do can bệnh

Đau sườn là chứng trạng thường gặp trong bệnh của can. Có rất nhiều chứng bệnh đều căn cứ vào đau sườn để chẩn đoán là can bệnh hoặc có liên quan đến tạng can. Sở dĩ do mạch của can phân bố ở phía mạng sườn, khi ngoại tà, thất tình tổn thương, can khí trệ ứ đọng đều có thể dẫn đến đau sườn.

15.5706

Đau sườn là chứng trạng thường gặp trong bệnh của can. Có rất nhiều chứng bệnh đều căn cứ vào đau sườn để chẩn đoán là can bệnh hoặc có liên quan đến tạng can. Sở dĩ do mạch của can phân bố ở phía mạng sườn, khi ngoại tà, thất tình tổn thương, can khí trệ ứ đọng đều có thể dẫn đến đau sườn. Tuy nhiên trong những trường hợp phong hàn, đàm ẩm cũng có thể xuất hiện chứng này, có điều trong bệnh can thường thấy chứng này nhiều hơn.

Ngô thù du.

Nguyên nhân chứng đau sườn trong can bệnh chủ yếu là do khí uất, thường do thần chí u uất, lo toan thái quá, tính tình nóng nảy, cáu giận làm cho can khí không điều đạt, đường lạc bị nghẽn trệ. Cho nên trước khi có cơn đau thường có cảm giác trướng đầy, lúc đau lúc không, dần dần nặng thêm. Điều trị chứng này chủ yếu dùng phép sơ can lý khí. Đau kéo dài sẽ ảnh hưởng tới huyết phận, huyết do khí trệ đau như kim châm, hoặc có cảm giác nóng rát nên điều trị theo pháp lý khí kiêm cả hoạt huyết, thanh huyết. Bệnh phần nhiều thuộc thực chứng, rất ít hư chứng. Trường hợp doanh huyết vốn suy hoặc do dùng thuốc lý khí thơm mát, thái quá có thể từ thực chuyển thành hư xuất hiện chứng đau âm ỉ, dai dẳng không dứt kèm theo hiện tượng mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, điều trị chủ yếu phải dưỡng huyết, hòa huyết kèm theo điều khí.

Bệnh can đau sườn dù thực hay hư đều dễ dẫn đến chứng trạng của tỳ, vị như kém ăn, buồn nôn, dãi dớt lợm giọng, trướng bụng, hay trung tiện... Bởi vì thực thì mộc vượng khắc thổ, hư thì mộc không sợ thổ, đều có thể ảnh hưởng đến cơ năng tiêu hóa. Trong trường hợp này càng cần quan tâm đến tỳ, vị, nếu không thổ khí càng ủng trệ, can khí càng không thông sướng nhất là tỳ không hóa được thấp, thấp trọc nghẽn ở trong làm cho rêu lưỡi dày nhớt, tuy chứng chủ yếu ở can cũng nên hòa trung, hóa thấp trước tiên.

Những bài thuốc thường dùng

Bài 1: Trường hợp can khí uất kết ở bản kinh, khí trướng và đau ở hai bên sườn, dùng bài: hương phụ 12g, uất kim 12g, tô ngạnh 12g, thanh bì 10g, quất diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

Nếu kiêm hàn thì gia ngô thù du 12g, nếu kiêm nhiệt phải thanh nhiệt gia sơn chi 10g, đan bì 12g. Kiêm đàm thì gia bán hạ 12g, phục linh 12g.

Bài 2: Trường hợp doanh khí bị vít tắc, lạc mạch bị nghẽn trệ cần phải lý khí thông mạch dùng toàn phúc hoa 12g, uất kim (củ nghệ) 12g, đương quy 12g, đào nhân 10g, trạch lan 12g. Sắc uống.

Bài 3: Nếu can khí trướng nặng, sơ thông không giảm, phải dùng phép nhu can dùng: đương quy 16g, kỷ tử 16g, bá tử nhân 12g, ngưu tất 12g.

Nếu bị nhiệt gia thiên môn đông 12g, sinh địa 12g. Nếu bị hàn gia nhục thung dung 12g, nhục quế 8g.

Bài 4: Trường hợp ưu uất do can khí thịnh mà trung khí hư dùng: trích thảo 8g, bạch thược 12g, đại táo 16g, trần bì 10g, tiểu mạch 12g. Sắc uống.

Bài 5: Nếu can khí ảnh hưởng sang tỳ, bụng trướng đau, tiêu hóa khó khăn phải bồi thổ tiết mộc, dùng bài: đẳng sâm 12g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 8g, bán hạ 10g, trần bì 10g, ngô thù du 12g, bạch thược 12g, mộc hương 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.

Bài 6: Trường hợp can khí lấn vị đau bụng nôn ra nước chua phải sơ can hòa vị dùng: bán hạ 20g, quất hồng bì 16g, phục linh 16g, cam thảo 10g, hoàng liên 10g, ngô thù du 10g hoặc gia bạch khấu nhân 10g, kim linh tử 8g.

Bài 7: Nếu can khí xông lên tâm, nhiệt quyết tâm thống phải tiết can dùng kim linh tử 12g, diên hồ sách 12g, ngô thù du 12g, hoàng liên 10g.

Nếu kiêm hàn bỏ hoàng liên gia xuyên tiêu 4g, nhục quế 8g.

Nếu có cả chứng hàn và nhiệt thì cho thêm bạch thược 12g.

Bài 8: Trường hợp can khí xông lên phế, đau sườn đột ngột, khí xông lên bất ngờ gây nên suyễn tức dùng: ngô thù chấp sao tang chi 12g, tô ngạnh 12g, hạnh nhân 12g, quất hồng bì 10g. Sắc uống. 

Theo Suckhoedoisong

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]