Chứng rụng tóc, nguyên nhân và cách khắc phục

Từ khi vào Huế học cháu bị rụng tóc rất nhiều, nhất là ở vùng trán. Có phải do hoàn cảnh sống thay đổi khiến cháu bị rụng tóc không, hay còn do nguyên nhân khác?

16.5303

Từ khi vào Huế học cháu bị rụng tóc rất nhiều, nhất là ở vùng trán. Có phải do hoàn cảnh sống thay đổi khiến cháu bị rụng tóc không, hay còn do nguyên nhân khác?

Thái Duy Hồng

(Trường CĐ Công nghiệp Huế)

Đầu chúng ta có từ 100.000 - 150.000 sợi tóc, mỗi ngày tóc rụng khoảng từ 50 - 100 sợi. Nếu bị rụng tóc nhiều hơn mức trên thì mới bị coi là có chứng bệnh rụng tóc. Nếu tóc rụng nhiều hơn mức bình thường thì có thể cháu đang bị hói đầu - một căn bệnh mà nam giới mắc khá nhiều.

Rụng tóc ở nam giới bắt đầu xuất hiện khi họ bước vào độ tuổi 30. Nếu không chú ý phòng tránh và bảo vệ thì hiện tượng này có thể dẫn đến tình trạng hói đầu khi họ bước vào tuổi ngũ tuần. Nguyên nhân tóc “rời” khỏi đầu có thể là do di truyền (chiếm 95%), do stress, thừa chất hóa học có tên gọi là dihydrotstosteron hoặc DHT, những chất này khiến nang tóc ngày càng trở nên thưa hơn. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như: thiếu chất sắt trong máu, lây nhiễm nấm, bệnh tiểu đường, bệnh lupus, một số loại thuốc (thuốc chống suy nhược, thuốc có chứa quá nhiều vitamin A, thuốc chữa bệnh gut). Ngoài yếu tố di truyền, để phòng tránh sự rụng tóc có thể dẫn đến tình trạng hói đầu, cháu nên hạn chế hút thuốc lá, đội mũ khi đi nắng, ăn uống đầy đủ cân bằng vitamin và khoáng chất, nhiều quả và rau sẽ giúp mái tóc bóng khỏe, uống nhiều nước, cân bằng cuộc sống, tập thể dục thể thao thường xuyên, tránh những thói quen không tốt cho tóc như gãi đầu quá mạnh khi gội đầu, sấy tóc ở nhiệt độ cao, đi ngủ khi tóc ướt... Dùng sản phẩm bôi kích thích nang lông phục hồi, bảo vệ vùng da bị hói, phương pháp phẫu thuật cấy tóc, chuyển vạt...

BS. Vũ Thu Dung

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]