Trẻ ngủ ngáy: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngủ ngáy được xem là dấu hiệu của việc có một giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, khoa học đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy đây là một hiện tượng nguy hiểm đến sức khỏe trẻ.

15.552

Trí thức trẻ cho biết, với trẻ em, ngủ ngáy được đánh giá như một hành động phân thân, không kiểm soát. Theo Dean Beebe - Tiến sỹ, chuyên gia khoa thần kinh cho rằng, trẻ ngủ ngáy thật sự là mối lo ngại đáng phải cảnh báo nếu tình trạng này kéo dài và liên tục.

Theo số liệu các chuyên gia thu thập được, cứ 10 bé thì có 1 bé thường xuyên ngủ ngáy. Nhưng ngủ ngáy kéo dài nhiều tháng liền được coi là không bình thường và có nguy cơ dẫn đến nhiều vấn đề liên quan đến hành vi của trẻ. Các bác sĩ cũng khuyến khích các bậc cha mẹ nên cho con mình đến bác sỹ kiểm tra nếu trẻ ngủ ngáy thường xuyên.

Vì sao trẻ ngủ ngáy?

Theo Tiếp thị Gia đình, thông thường trẻ ngáy khi bị cảm lạnh, nghẹt mũi, phải thở bằng miệng. Nếu bé hoàn toàn mạnh khoẻ mà vẫn ngủ ngáy là không bình thường.

- Trẻ tiếp xúc với môi trường khói, bụi, đặc biệt là hít phải khói thuốc lá. Lượng khói thuốc trẻ hít phải khiến cho niêm mạc ở cuống họng bị phù nề, thu hẹp đường không khí. - Thừa cân, béo phì: Khi cân nặng của bé vượt quá mức cho phép, các lớp mỡ dày lên, lấn sang “phần sân” của đường hô hấp và có thể gây ra hiện tượng ngưng thở khi ngủ ở trẻ.

- Trẻ bị viêm xoang, viêm VA, nghẹt mũi mãn tính, amidan... Đường hô hấp nhiễm vi khuẩn, quá trình thở bị cản trở tạo nên chứng ngủ ngáy.

- Trong gia đình có nhiều người mắc chứng ngủ ngáy.

Những nguy cơ khi trẻ ngủ ngáy

Đầu tiên và dễ thấy nhất là ngủ ngáy ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Do thiếu ô-xy để thở, trẻ thường thức giấc giữa đêm, ngủ không say và sâu. Không ngủ đủ giấc, trẻ hay mệt mỏi và thiếu tập trung vào ban ngày.
Những giấc ngủ liên tục bị phá vỡ là nguyên nhân khiến trẻ trở nên hiếu động thái quá. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ ngủ ngáy có nguy cơ mắc chứng hiếu động thái quá gấp bốn lần so với trẻ bình thường.

Nhiều bé bị thiếu ô-xy nặng, thường xuyên phải há miệng để “đớp” không khí. Nếu để tình trạng trên kéo dài nhiều năm, thể chất và trí não của bé đều bị ảnh hưởng.

Về thể chất, trẻ dễ bị biến dạng khuôn mặt so với ban đầu như chóp mũi nhỏ hơn, môi vều, xương hàm trên kém phát triển đẩy cằm nhô ra, mặt dài thêm.

Về trí tuệ, một nghiên cứu đã cho thấy trẻ bị tật ngáy có chỉ số thông minh trung bình là 85,8 trong khi chỉ số này ở trẻ có giấc ngủ sâu là 101,1.

Hô hấp kém gây ra các tổn thương về tim mạch. Nhịp tim rối loạn, huyết áp khó kiểm soát rất nguy hiểm cho sức khoẻ của trẻ hiện tại cũng như sau này.

Nguy hiểm hơn, không có không khí để thở có thể dẫn đến tình trạng ngưng thở gây tử vong cho trẻ.

Cách khắc phục giúp trẻ ngủ ngon

Hãy áp dụng biện pháp “phòng hơn chống”. Giữ cho trẻ tránh xa khỏi nơi có môi trường ô nhiễm, mùi thuốc lá... Bạn cũng cần giữ ấm phần cổ, ngực cho trẻ khi trời lạnh.

Không cho trẻ ăn quá no, đùa nghịch quá mức hay xem phim kinh dị trước khi đi ngủ. Giấc ngủ mệt mỏi cũng làm trẻ ngáy.

Để hạn chế việc trẻ ngáy, bạn nên cho bé nằm nghiêng, gối cao đầu.

Khi phát hiện con ngủ ngáy, bạn nên đưa bé đến khám chuyên khoa Tai – Mũi - Họng để điều trị kịp thời.

Tiến Khê

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]