Con bị béo phì nhưng mẹ không biết

Béo phì là do chế độ ăn giàu năng lượng vượt quá nhu cầu của cơ thể. Bệnh này nếu không được phát hiện kịp thời ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.

0

Nhiều bà mẹ không biết con mình bị béo phì

Theo Vnexpress, có đến một phần ba số bà mẹ có con bị thừa cân mà không biết, thậm chí 15% số người có con thừa cân vẫn mong muốn con mình tiếp tục béo hơn nữa.

Đây là kết quả khảo sát nhanh về thực trạng chăm sóc dinh dưỡng trẻ đô thị công bố ngày 25/9. Khảo sát do Viện nghiên cứu Y- Xã hội học tiến hành vào tháng 6-7/2013 với sự tham gia của hơn 200 bà mẹ có con dưới 5 tuổi sống tại Hà Nội và TP HCM.

Bác sĩ Nguyễn Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y - Xã hội học cho biết, kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con nhỏ còn nhiều bất cập. Phần lớn các bà mẹ chưa có hiểu biết về cân nặng nên có của trẻ.

Nhiều người thậm chí muốn con dư cân, béo khỏe để có thể lực cho phát triển và dự phòng những lúc trẻ ốm.

Theo các chuyên gia, tại các đô thị lớn ở nước ta đang tồn tại “gánh nặng kép” về dinh dưỡng: thiếu cân, thiếu chiều cao và thừa cân. Tỷ lệ thừa cân béo phì dưới 5 tuổi tại các đô thị lớn là 6%.

Tỷ lệ này ở một số thành phố đã ở mức cao so với trung bình của châu Á và các nước đang phát triển. Ví dụ tại TP HCM, tỷ lệ trẻ bị béo phì hiện là khoảng gần 10%, cao hơn so với mức trung bình toàn cầu (khoảng 6,9%).

Tiến sĩ Lê Bạch Mai, Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết những thay đổi về kinh tế xã hội, nhất là tăng trưởng kinh tế rõ rệt đã dẫn đến những thay đổi về lối sống và khẩu phần ăn của người Việt Nam, nhất là ở các vùng đô thị.

Cơ cấu khẩu phần ăn của trẻ đã thay đổi cả về lượng và chất, có xu hướng giảm chất bột, tăng chất đạm và đặc biệt là chất béo.

Khẩu phần ăn của trẻ hiện chưa đảm bảo đa dạng cân đối, chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị về một số chất dinh dưỡng như vitamin A, sắt.

Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm

Điều đó một mặt giúp cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng cho trẻ nhưng mặt khác lại làm tăng nguy cơ thừa dinh dưỡng dẫn đến béo phì, thừa cân và các bệnh mạn tính không lây.

Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch và các bệnh mãn tính khác ngay khi trẻ còn nhỏ cũng như lúc trưởng thành.

Vì thế, để kiểm soát và phòng chống thừa cân béo phì ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý theo dõi và đánh giá cân nặng của trẻ thường xuyên. Cân và đo chiều cao với trẻ trên 2 tuổi hoặc do chiều dài nằm với trẻ dưới 2 tuổi mỗi tháng một lần.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần hạn chế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và chất béo bão hòa, phủ tạng động vật…, các thức ăn chế biến sẵn và đồ uống ngọt, có ga.

Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, chất xơ như trái cây, rau củ và các loại hạt ngũ cốc. Các món ăn nên luộc, hấp, tránh các món chiên xào, rán sử dụng nhiều dầu mỡ.

Nên đọc

Làm thế nào để dự phòng thừa cân béo phì?

Báo Sức khỏe đời sống cho biết, dự phòng thừa cân béo phì chủ yếu là dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể chất:

- Đối với trẻ dưới 3 tuổi cần chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ trong bào thai bằng cách chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ khi mang thai. Khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung cần có khẩu phần ăn hợp lý đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột đường, chất đạm, chất béo và chất xơ, vitamin, khoáng chất).

- Đối với trẻ lớn và vị thành niên nên ăn uống hợp lý, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển bình thường.

Đồng thời khuyến khích trẻ ăn rau quả, hạn chế sử dụng thực phẩm giầu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng và đồ uống nhiều đường.

lứa tuổi này nên tăng cường vận động thể lực với các loại hình và mức độ thích hợp theo lứa tuổi như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội...hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử và thức quá khuya.

- Ngoài ra, cần theo dõi tăng trưởng của trẻ ở mọi lứa tuổi qua chỉ số cân nặng chiều cao nhằm phát hiện sớm thừa cân béo phì. Để kịp thời điều chỉnh chế độ ăn và sinh hoạt của trẻ.

- Đối với bà mẹ mang thai và cho con bú: Để dự phòng thừa cân và béo phì, cần chăm sóc tốt cho trẻ từ trong bào thai để tránh thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.

Cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, chỉ cai sữa sau 2 năm. Nếu phải nuôi bằng sữa bột, không nên sử dụng thêm đường hay tinh bột.

Khi trẻ ăn dặm, thức ăn phải được bổ sung vi chất dinh dưỡng cần thiết để giúp tăng trưởng tối đa.

- Đối với trẻ lớn và trẻ vị thành niên, cần tăng cường hoạt động thể chất với các loại hình và mức độ thích hợp theo từng lứa tuổi (như thể dục nhịp điệu, đi bộ, chạy nhảy, bơi lội...). Sinh hoạt điều độ, hạn chế xem vô tuyến, chơi điện tử hoặc thức quá khuya.

- Về ăn uống, cần đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển bình thường; khuyến khích ăn rau và hoa quả. Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu năng lượng, nghèo vi chất dinh dưỡng và đồ uống có đường.

Thuốc tham khảo:

Bổ sung Kẽm và Selen có nguồn gốc thực vật giúp tăng cảm nhận mùi vị,kích thích quá trình hấp thụ dinh dưỡng, hết biếng ăn ở trẻ, tăng cường hệ miễn dịch.

Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]