Dễ bị xuất huyết não do đột quỵ ở người trẻ

Các yếu tố như cholesterol cao, tăng huyết áp, stress, đái tháo đường - những tác nhân của cuộc sống hiện đại đã góp phần làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

15.606

Đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai, thậm chí cả trẻ em

Phụ nữ Onlline cho biết, người ta thường nghĩ đột quỵ chỉ xảy ra với người già, nhưng trong thực tế, thanh niên cũng có thể bị đột quỵ, đặc biệt với những người chơi thể thao.

Đột quỵ là do lưu lượng máu đến não bị gián đoạn, hoặc do tắc nghẽn hoặc chảy máu, khiến các tế bào não bị thiếu lượng oxy và đường cần thiết, dẫn đến tổn thương não và có thể biểu hiện dưới dạng suy giảm khả năng nói, chuyển động và trí nhớ.

Hầu hết các trường hợp (khoảng 80%) đột quỵ là do một động mạch bị nghẽn, còn lại là do chảy máu. Cả hai đều dẫn đến thiếu máu lên não và gây sức ép trong não làm tế bào não chết.

Các tín hiệu phổ biến là sự suy yếu hoặc triệu chứng tê ở tay, chân và đau đầu đột ngột. Sự suy yếu hoặc bị tê thoáng qua có thể cho biết có một động mạch bị nghẽn. Còn một cơn đau đầu đột ngột và bất thường có thể là dấu hiệu của xuất huyết nội. Nói lắp, hoặc tầm nhìn bất ngờ bị mờ, bị nhân đôi cũng có thể là những tín hiệu đáng ngờ.

Không phải tất cả các cơn đột quỵ đều giống nhau, chúng có thể rất khác. Tác động của một cơn đột quỵ phụ thuộc vào mức độ, vị trí bị ảnh hưởng của não.

Đột quỵ nhẹ có thể làm suy yếu một bên cơ thể, người bệnh gặp khó khăn khi nói chuyện và đi ngoài không kiểm soát. Đột quỵ nặng hơn có thể dẫn đến tê liệt. Một số khác còn có thể gây tử vong.

Cũng theo Kiến thức, đột quỵ (ĐQ) thiếu máu não. Bệnh lí tim mạch (bệnh van tim, loạn nhịp tim, viêm nội tâm mạc...); bóc tách động mạch (tự phát hoặc do chấn thương); vữa xơ động mạch; huyết khối tĩnh mạch; nhiễm trùng; viêm mạch, loạn sản xơ sợi; bệnh moyamoya; các bệnh về máu như bệnh hồng cầu hình liềm; tình trạng tăng đông; dùng thuốc ngừa thai, migraine...

(Ảnh minh họa)

ĐQ do xuất huyết não: Xuất huyết dưới nhện do vỡ phình mạch; xuất huyết trong nhu mô não như dị dạng động tĩnh mạch, khối tân sinh...

Giống như ĐQ ở người lớn tuổi, ĐQ ở người trẻ cũng bao gồm một hoặc nhiều triệu chứng trong số các triệu chứng như tê, yếu nửa người, nói khó, nói ngọng, méo miệng, hôn mê... Các triệu chứng trên có thể thoáng qua hoặc tồn tại và tiến triển trong vài ngày.

Một điểm khác biệt giữa ĐQ người trẻ với ĐQ người lớn tuổi là ở người lớn tuổi tỷ lệ ĐQ thiếu máu não lên tới 83 - 85% thì ở người trẻ tỷ lệ này chỉ khoảng 55%.

Xuất huyết não trong ĐQ người trẻ chiếm tỷ lệ khá cao tới 45%, phần lớn là do vỡ dị dạng động tĩnh mạch hoặc vỡ phình mạch. Những bất thường mạch máu này thường là bẩm sinh và có thể có một số dấu hiệu cảnh báo như đau đầu dai dẳng, cơn vắng ý thức thoáng qua, cơn co giật...

ĐQ người trẻ có thể do rất nhiều nguyên nhân nhưng nếu phát hiện được sớm các bất thường mạch máu (trước khi bị ĐQ) thì có thể điều trị dứt điểm, ngăn chặn được ĐQ.

Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng nêu trên cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt để các bác sĩ kết hợp điều trị và làm các xét nghiệm tầm soát các bệnh lý kết hợp, tránh để ở nhà cạo gió, xoa bóp.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]