Để phòng tránh sốt xuất huyết hiệu quả

Sốt xuất huyết là căn bệnh lây truyền do muỗi vằn truyền vi rút gây bệnh cho người. Tổ chức Y tế thế giới WHO đã xếp sốt xuất huyết là vấn nạn y tế toàn cầu.

0

Trung bình mỗi năm có 500.000 người nhập viện vì sốt xuất huyết, đa số bệnh nhân là em. Nguy hiểm hơn cả, trong số 500.000 ca nhiễm bệnh thì có đến 12.500 ca tử vong.

Còn tại Việt Nam, mỗi năm có tới 100.000 ca mắc sốt xuất huyết trong đó có nhiều ca diễn biến nguy hiểm và tử vong. Đây là con số đáng báo động, bởi sốt xuất huyết, là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh.

Để cảnh báo người dân về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này và hướng dẫn cách phòng tránh, hàng năm Bộ Y tế và Viện Pasteur TPHCM đều thực hiện những chiến dịch để hưởng ứng "Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết" dưới sự tài trợ của Sanofi Pasteur.

Một trong số những hoạt động nổi bật của chiến dịch năm nay là đoạn phim ngắn tuyên truyền về mức độ nguy hiểm và cách phòng, chống dịch sốt xuất huyết (độc giả có thể xem clip tại đây). Với những thông tin trực quan sinh động, sau vài tuần đăng tải đoạn phim đã thu hút hơn 16 nghìn lượt xem và hưởng ứng.

Thông qua đoạn phim ngắn, người xem có thể biết được nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn. Các cá thể muỗi sẽ truyền vi-rút từ người bệnh sang người lành, căn bệnh này có thể xảy đến với bất kỳ ai trong chúng ta, đặc biệt là trẻ em, vốn có hệ miễn dịch kém hơn người lớn.

Ai trong chúng ta cũng có thể bị muỗi đốt và mắc phải sốt xuất huyết

Một điểm nguy hiểm của sốt xuất huyết là căn bệnh này không có triệu chứng đặc hiệu nên rất nhiều người chủ quan, lầm tưởng bệnh với một ca cảm mạo bình thường, dẫn tới xem nhẹ việc thăm khám, điều trị.

Thời gian ủ bệnh sốt xuất huyết là từ 4 - 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như sốt vừa đến sốt cao, đau đầu, đau hốc mắt, đau cơ, mệt mỏi, nôn ói và khó nuốt. Khi phát hiện những triệu chứng trên, người bệnh nên đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ. Khi bị sốt xuất huyết, nếu bệnh nhân không được chăm sóc y tế đúng cách sẽ có thể dẫn đến tử vong.

Do chưa có vắc-xin hay thuốc đặc trị nên cách tốt nhất để phòng sốt xuất huyết là ngăn chặn muỗi vằn sinh sôi phát triển bằng cách đậy kín, úp lu khạp, bình bông, loại bỏ nước đọng...

Sốt xuất huyết hiện vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa hay thuốc đặc trị và có thể xảy đến với bất kỳ ai trong chúng ta, ở cả nông thôn lẫn thành thị. Do đó, cách tốt nhất để tránh căn bệnh nguy hiểm này vẫn là áp dụng và đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa.

Để việc phòng ngừa thật sự hiệu quả, mỗi tuần, chúng ta hãy dành 10 phút để thay, rửa, đậy nắp kín các lu, bể chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng, thường xuyên thay nước ở các bình hoa, thả muối hoặc hóa chất vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh…

Một điểm cần lưu ý khi phòng tránh sốt xuất huyết là muỗi vằn hoạt động chủ yếu vào ban ngày, nên chúng ta cần dọn dẹp các khu vực tối, ẩm mốc trong nhà để muỗi không có chỗ trú ẩn. Đặc biệt, khi trong nhà có người sốt xuất huyết, cần cho người bệnh ngủ trong màn để hạn chế muỗi đốt và truyền bệnh.


Theo Thanh Dân - Phụ nữ TPHCM
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]