Giải pháp phòng ngừa suy giảm sức khỏe cho tuổi 50

Bước vào độ tuổi sau 50, là chúng ta sẽ bắt đầu làm quen với việc cơ thể có những chuyển biến suy giảm sức khỏe: hay đau nhức cơ xương khớp, hay quên, dễ bị cảm ho...

15.5986
Tin liên quan:

Liệu có giải pháp nào có thể giúp người tuổi 50 tiếp tục một cuộc sống năng động, ý nghĩa hằng ngày không?

Dinh dưỡng là cách phòng ngừa suy giảm sức khỏe hữu hiệu nhất cho người tuổi 50 vui sống khỏe. Ảnh: Shutterstock


Người sau tuổi 50 - tăng tuổi thọ nhưng chưa tăng sức khỏe

TS Từ Ngữ, Phó chủ tịch Hội Dinh Dưỡng Việt Nam, cho biết: trong những năm gần đây, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tuy có tăng nhưng sức khỏe không thật sự tốt. Tính trung bình, mỗi người có 7 năm ốm bệnh, sức khỏe không ổn định trong suốt cuộc đời.

Ngay từ sau 50 tuổi, sự suy giảm sức khỏe thể hiện rõ rệt, biểu hiện ở tình trạng cơ thể bị mất sức nhanh, giảm độ bền bỉ và giảm các hoạt động thể lực, điều này chứng tỏ người sau 50 tuổi ở Việt Nam tăng tuổi thọ nhưng chưa tăng được sức khỏe.

Nguyên nhân quan trọng dẫn đến điều này chính là do thói quen dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng chưa đáp ứng nhu cầu của sức khỏe.

Rất nhiều người tuổi 50 có những thói quen ăn uống tự do, ăn theo sở thích như nhiều ngọt, béo nhiều và ăn miễn sao thấy no mà không quan tâm đến các thành phần dinh dưỡng dẫn đến thừa chất có hại và thiếu chất có lợi. Những cách ăn uống này có thể dẫn đến béo phì, bệnh cao huyết áp, bệnh mỡ máu và những bệnh rối loạn chuyển hóa khác.

Để người tuổi 50 duy trì sức khỏe, làm chậmtiến trình lão hóa, chế độ dinh dưỡng cần lưu ý các nguyên tắc sau:

Cung cấp đầy đủ nhu cầu năng lượng cho cơ thể hàng ngày:

Phụ nữ: trung bình cần khoảng 1.600kcal, hoạt động thể lực nhẹ cần 1.800kcal, có lối sống tích cực cần khoảng 2.000 - 2.200kcal.

Nam giới: trung bình cần khoảng 2.000kcal, hoạt động thể lực nhẹ cần 2.200 - 2.400kcal, có lối sống tích cực cần khoảng 2.400 - 2.800kcal.

Ăn đầy đủ, cân đối, đa dạng 4 nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, chất bột đường,  vitamin và khoáng chất:

Chất đạm: Nên phân bố đạm đồng đều trong các cữ ăn sẽ giúp tổng hợp protein ở mức tối ưu. Nhu cầu chất đạm: 1 - 1,2g/kg/ngày (chung), 1,2 - 1,5g/kg/ngày (nếu có bệnh cấp, mạn, trừ bệnh thận mãn chưa lọc thận), 2g/kg/ngày (nếu có bệnh nặng, chấn thương). Nguồn chất đạm có thể lấy từ: thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ...

Chất béo: chiếm 20 - 30% tổng năng lượng, trong đó cần hạn chế các loại chất béo no và tăng cường các chất béo không no một nối đôi như Omega 3, Omega 6. Acid béo Omega 3rất tốt cho hệ thống tim mạch người lớn tuổi, có nhiều trong những loại cá biển sâu như: cá hồi, cá trích, cá ngừ, cá mũi kiếm... nên ăn ít nhất 3 bữa cá mỗi tuần.

Omega 6 có nhiều trong những loại dầu thực vật như: dầu hướng dương, dầu nành,  dầu mè… Chất béo no có trong mỡ, da, phủ tạng động vật và chất béo transfat (có trong những thực phẩm dùng dầu chiên qua chiên lại nhiều lần như: gà rán, khoai tây chiên, margarine…)

Chất bột đường: chiếm 50 - 60% tổng năng lượng. Nên dùng phần ngũ cốc nguyên vỏ, nguyên hạt như các loại đậu đỗ, gạo lứt còn cám, các loại khoai, bắp…

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi: để có chất xơ kích thích nhu động ruột, tránh táo bón, phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Đây còn là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Trung bình người lớn tuổi nói chung, người tuổi 50 nói riêng nên ăn khoảng 300 - 400g rau xanh, 200 - 300g trái cây mỗi ngày.

Uống thêm sữa chứa giàu vitamin và khoáng chất mỗi ngày:

Người sau 50 tuổi thường ăn uống kém, khả năng hấp thu kém nên các bữa ăn thông thường khó đảm bảo nhu cầu vềvi chất cũng như dinh dưỡng. Chính vì thế mà việc tập thói quen bổ sung dưỡng chất hàng ngày bằng cách uống sữa được đặc chế theo công thức dành riêng cho người lứa tuổi là điều cần thiết.

Để biết được những giải pháp phòng ngừa quá trình suy giảm sức khỏe và làm chậm quá trình lão hóa sau tuổi 50, hãy gửi câu hỏi cho Alobacsi TẠI ĐÂY.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]