Huyết áp kẹt là bệnh gì?

Khi huyết áp tâm thu trừ huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 25mmHg (hoặc nhỏ hơn hoặc bằng 20mmHg) thì được cho là huyết áp kẹt.

15.6033

Thống kê cho biết, số người bệnh tăng huyết áp ngày càng gia tăng, tuy nhiên, số người bệnh huyết áp thấp và huyết áp kẹt thì ít nhắc đến. Các triệu chứng khi bị kẹt huyết áp gần giống như huyết áp thấp nhưng hậu quả của nó lại rất nguy hiểm.

Theo Vnexpress, huyết áp là áp suất của mạch máu biểu hiện bằng hai số: số tối đa phản ánh sức bóp của tim và số tối thiểu ghi nhận sức cản của thành động mạch. Trong tài liệu y học không có cụm từ "huyết áp kẹt".

Có thể đó là cách gọi không chính thức về việc huyết áp tối đa và tối thiếu nhích lại gần nhau. Trong bệnh tăng huyết áp có trường hợp chỉ tăng huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) đơn thuần hoặc huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) đơn thuần.

(Ảnh minh họa)

Huyết áp bình thường dưới 140/90 mm Hg, khi nào một trong 2 con số này tăng lên mới là tăng huyết áp. Người có huyết áp tâm thu (con số ghi phía trên) 140-160, hoặc huyết áp tâm trương (con số ghi phía dưới) 90-99 được coi là bị tăng huyết áp nhẹ.

Thế nào là huyết áp kẹt?

Cũng theo Sức khỏe và đời sống, khi huyết áp tâm thu trừ huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 25mmHg (hoặc nhỏ hơn hoặc bằng 20mmHg) thì được cho là huyết áp kẹt. Ví dụ: huyết áp tâm thu bằng 110 thì huyết áp tâm trương vào khoảng 65 - 75 là bình thường nhưng nếu huyết áp tâm trương lại 85 - 90 thì có thể coi là huyết áp kẹt.

Nguyên nhân gây kẹt huyết áp

Do giảm huyết áp tâm thu hoặc tăng huyết áp tâm trương. Thường gặp trong những trường hợp sau:

Do mất máu nội mạch: Có thể do chấn thương hoặc dịch thoát khỏi nội mạch trong bệnh cảnh sốt xuất huyết Dengue hoặc suy tim.

Bệnh van tim: Hẹp van động mạch chủ: khi van động mạch chủ hẹp, lượng máu được tống ra khỏi thất trái trong thì tâm thu giảm gây giảm huyết áp tâm thu dẫn đến huyết áp kẹt; Hoặc hẹp van 2 lá: khi van 2 lá hẹp, máu sẽ bị ứ lại tâm nhĩ trái trong thì tâm trương, chính điều đó làm tăng huyết áp tâm trương.

Một số nguyên nhân khác: Chèn ép tim (tràn máu tràn dịch màng ngoài tim); Cổ trướng cũng gây huyết áp kẹt.

Tham khảo thuốc: Davita bone Sugar Free
Phòng và điều trị bệnh loãng xương ở những đối tượng có nguy cơ cao: phụ nữ trên 30 tuổi, người cao tuổi, người bệnh đái tháo đường và ăn kiêng, người hút thuốc lá và nghiện rượu.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]