Huyết khối tĩnh mạch sâu: Nguyên nhân và triệu chứng

Huyết khối tĩnh mạch sâu là cục máu đông nằm trong tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở vùng chậu, đùi và cẳng chân, nhưng cũng có thể gặp ở tay, ngực hoặc các vị trí khác.

15.6111

Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Huyết khối tĩnh mạch sâu (thuật ngữ viết tắt khoa học: DVT) là một chứng bệnh có liên quan đến tình trạng máu đóng cục trong các tĩnh mạch nằm sâu bên trong cơ thể, thường gặp nhất là các tĩnh mạch ở chân. Đây là tình trạng tắc nghẽn một tĩnh mạch do cục máu đông được vận chuyển trong dòng máu từ một nơi khác đến. Huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra khi cục máu đông được hình thành và làm tắc tĩnh mạch chi dưới hay tĩnh mạch chậu. Khi cục máu đông bị bóc tách ra khỏi thành mạch, nó có thể dẫn đến thuyên tắc phổi, gây tử vong. Chứng bệnh này phổ biến ở người già, nhưng phụ nữ trẻ cũng không miễn nhiễm, đặc biệt là trong thời kỳ sinh đẻ.

Nguyên nhân gây Huyết khối tĩnh mạch sâu

Sức khỏe & đời sống cho biết, khi một huyết khối nhỏ hình thành ở tĩnh mạch, nó sẽ gây ra phản ứng viêm và kích thích tạo thêm các huyết khối mới.

Nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu tăng khi lưu lượng máu giảm, hoặc ứ trệ tuần hoàn ở tĩnh mạch chi dưới. Điều này thường xảy ra khi bệnh nhân không thể cử động được trong một thời gian dài. Máu càng ứ đọng trong tĩnh mạch, huyết khối càng dễ hình thành.

Các nguyên nhân đặc hiệu của huyết khối tĩnh mạch sâu bao gồm:

+ Phẫu thuật lớn ở khớp háng, khớp gối, cẳng chân, bắp chân, bụng hoặc ngực.

+ Gãy khớp háng hoặc gãy chân;

+ Ngồi máy bay hoặc tàu xe trong thời gian dài, có ít khoảng rộng để cử động chân;

+ Các rối loạn đông máu có tính chất di truyền;

+ Ung thư.

- Di chuyển bằng máy bay trên hành trình dài có thể gây huyết khối tĩnh mạch sâu, nhưng thường ít gặp. Đa số các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra trên những bệnh nhân trải qua phẫu thuật, đau ốm, được điều trị nội trú.

- Nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu tăng cao ở người béo phì, có tiền sử nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim ứ huyết, có thai, cho con bú, sử dụng thuốc ngừa thai, viêm loét đại tràng.

- Đa số các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu đều xảy ra ở chân, nhưng ngày càng phát hiện nhiều các trường hợp huyết khối tĩnh mạch sâu xảy ra ở phần thân trên. Các yếu tố tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu ở thân trên bao gồm:

+ Đặt catheter ở tĩnh mạch cánh tay. Catheter có thể gây kích ứng thành tĩnh mạch và khiến hình thành huyết khối.

+ Đặt máy tạo nhịp (pacemaker) hoặc máy khử rung tim (implantable cardioverter defibrillator ICD).

+ Ung thư phát triển gần tĩnh mạch.

+ Thực hiện các hoạt động với cường độ rất nặng bằng tay liên tục. Kiểu huyết khối tĩnh mạch sâu này hiếm gặp và thường thấy ở những vận động viên cử tạ, bơi lội, và cầu thủ bóng chày.

Các yếu tố nguy cơ gây huyết khối tĩnh mạch sâu

- Người mắc bệnh ung thư

- Người đã từng phẫu thuật

- Người cao tuổi

- Hút thuốc

- Khách đi xe đường dài

- Người thừa cân và béo phì

- Phụ nữ mang thai có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu trong thời gian mang thai và 4-6 tuần sau khi sinh.

Điều này do mức độ estrogen cao có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Áp lực của tử cung cũng làm cản trở lưu thông máu tại các tĩnh mạch, đặc biệt là ở phụ nữ có rối loạn máu.

Triệu chứng, biểu hiện của Huyết khối tĩnh mạch sâu

Khối máu đông này có thể trở nên lớn hơn nhiều và tách rời vào dòng máu. Khi khối máu tách ra, nó được xem như là một vật làm nghẽn mạch (embolus), và vật làm nghẽn mạch này có thể được mang đi trong dòng máu đến những tĩnh mạch lớn hơn ở chân.

Sau đó, vật làm nghẽn mạch có thể được mang lên tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể - tĩnh mạch chủ - và vào tim.

Từ tim, vật làm nghẽn mạch lại bị đẩy ra các động mạch vào phổi và làm nghẽn những động mạch này, cuối cùng gây nên chứng nghẽn mạch phổi. Nghẽn mạch phổi nặng quá sẽ làm xẹp phổi và suy tim.

Chứng này là một trong những nguyên nhân đột tử.

Những triệu chứng và dấu hiệu có thể phát hiện trong trường hợp bị huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân gồm: sưng, đau, đỏ - nhất là phía sau chân, bên dưới đầu gối.

Huyết khối tĩnh mạch sâu thường xảy ra ở một chân - nhưng cũng có thể cả hai chân. Đau có thể tăng khi co gập chân về phía đầu gối.

Đôi khi không có triệu chứng hoặc dấu hiệu ở chân mặc dù đang bị huyết khối tĩnh mạch sâu.

Do đó, chứng này có thể chỉ được phát hiện sau khi có biến cố nghẽn mạch phổi vì hậu quả của máu đông trong tĩnh mạch chân.

Triệu chứng và dấu hiệu của nghẽn mạch phổi gồm khó thở, đau ngực và ngất xỉu - khi thật nặng. Huyết khối tĩnh mạch sâu và nghẽn mạch phổi như vậy nên được xem như là những chứng nguy hiểm cần được định bệnh và điều trị khẩn cấp.

Tham khảo thuốc:

3b – Medi: Bổ sung các vitamin nhóm B cho cơ thể. Với liều cao dùng để điều trị các chứng đau nhức do các bệnh lý thần kinh, bệnh yếu cơ...

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]