Khả năng đa dụng của mifepriston

Mifepriston là một steroid tổng hợp có tác dụng kháng progesteron (do đối kháng chạy đua ở các thụ thể).

15.5986

Mifepriston là một steroid tổng hợp có tác dụng kháng progesteron (do đối kháng chạy đua ở các thụ thể). Nó được tìm ra vào năm 1980, do Giáo sư Etienne-Emile Baulieu, từng là Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học Pháp. Nói đến mifepriston, người ta hay nghĩ đến tác dụng gây sảy thai còn một số tác dụng khác ít được quan quan tâm hoặc đang trong quá trình thử nghiệm.

Mifepriston - Thuốc tránh thai khẩn cấp mới

Các nhà khoa học Anh chấp thuận mifepriston như một thuốc ngừa thai khẩn cấp, được dùng trong vòng 5 ngày sau khi sinh hoạt tình dục mà không áp dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào.

Ở thị trường Việt Nam có viên mifestad, viên nén chứa 10mg mifepriston. Nó ngăn chặn những tác động của progesteron lên màng trong tử cung và màng bụng. Điều này dẫn đến tình trạng thoái hoá và sự bong ra của niêm mạc màng trong tử cung, do đó ngăn ngừa hoặc phá vỡ sự gắn chặt của bào thai vào tử cung. Sinh khả dụng của thuốc khoảng 70% sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được trong vòng từ 1-2 giờ sau khi uống liều duy nhất. Thời gian bán huỷ khoảng 20-30 giờ. Thải trừ chủ yếu qua phân, một ít qua thận.

Chỉ định: Ngừa thai khẩn cấp trong vòng 120 giờ qua giao hợp. Các nhà khoa học nhận thấy tỷ lệ thất bại của mifepriston là 1,5% còn levonorgestrel là 2,3%. Tỷ lệ dung nạp của mifepriston là 94% còn levonorgestrel là 91%.

Chống chỉ định: Bệnh của tuyến thượng thận. Đang điều trị với corticosteroid, mẫn cảm với thuốc, đang cho con bú (vì mifepriston có trong sữa mẹ, chưa xác định ảnh hưởng với thai nhi).

Chú ý: Thuốc không thể thay thế biện pháp tránh thai thường xuyên.

- Có thai uống nhầm thuốc thì với hàm lượng thấp không gây sảy thai nhưng có thể gây xuất huyết trong một số ít trường hợp.

Tác dụng phụ:

Trễ kinh (hơn 50%), xuất huyết (19%), buồn nôn (14%), nôn (1%), đau bụng dưới (14%), mệt mỏi (15%), nhức đầu 10%), chóng mặt (9%), tiêu chảy (5%)...

Mifepriston - Gây sảy thai

Sau 12 năm kể từ khi ra đời ở Pháp, thuốc này mới được Cơ quan Quản lý thuốc và Thực phẩm của Mỹ (FDA) cho phép lưu hành ở Mỹ, tuy rằng những người chống phá thai đã phát động một chiến dịch yêu cầu các thầy thuốc không kê đơn thuốc này. Qua thăm dò ý kiến của phụ nữ Pháp, có tới 87% chị em muốn áp dụng phương pháp này thay cho thủ thuật phá thai có điều trị tại bệnh viện (ở Pháp được áp dụng từ năm 1988).

Dạng viên nén có 200mg mifepriton. Thuốc ức chế các tác dụng của hormon progessteron trong việc duy trì bào thai làm cho sự phát triển bị kìm hãm và gây co bóp tử cung tống thai ra ngoài. Đây là phương pháp phá thai bằng thuốc, còn gọi là phá thai nội khoa, gây sảy thai mà không có sự can thiệp của dụng cụ vào cơ thể người phụ nữ.

Liều dùng: Uống 1 viên (200mg mifepriston), 48 giờ sau tiếp tục uống 400mcg misoproston (dẫn chất của prosstalaandin E1- thực chất dùng trong điều trị làm giảm triệu chứng loét đường tiêu hóa - dễ gây co bóp tử cung, tống thai ra ngoài) hoặc nạp 1 viên thuốc gemeprrost 1mg. Ngoài tác dụng gây sảy thai còn dùng để tống thai chết lưu hoặc đoạn sản. Nếu đau, dùng thuốc giảm đau paracetamol hoặc ibuprrofen.

Ưu điểm của phương pháp này:

- Tránh được tai biến có thể xảy ra khi phá thai bằng thủ thuật như: thủng tử cung, rách tử cung, tác dụng của thuốc gây tê, gây mê.

- Phương pháp kín đáo, tự nhiên, đơn giản, giảm được thời gian chờ đợi đến lượt được thực hiện thủ thuật, cần thiết thực hiện tại nhà có sự theo dõi của bác sĩ.

- Tỷ lệ thành công khá cao, tự nhiên, đơn giản.

Nhược điểm:

- Có một số trường hợp chống chỉ định: suy tuyến thượng thận mãn, mẫn cảm với thuốc, đang điều trị cortecosteroid lâu dài, rối loạn xuất huyết hiện đang dùng thuốc chống đông, mang thai đã hơn 49 ngày, mang thai ngoài tử cung, mắc bệnh về tim mạch, người bị bệnh ưa chảy máu, rối loạn porphyrin, trên 35 tuổi và nghiện thuốc lá (trên 10 điếu/ngày), đái tháo đường.

Ảnh hưởng tác dụng phụ của thuốc:

Chảy máu: tất cả dùng thuốc đều bị chảy máu, nhiều hay ít, tùy thuộc vào tuổi thai. Khoảng 1,4% người dùng thuốc này cần phải uống thuốc cầm máu. Tỷ lệ băng huyết phải can thiệp cấp cứu trong số trên 4.000 ca sảy thai do dùng thuốc này tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương chiếm khoảng 1-2 phần nghìn. Thuốc gây khó chịu ở dạ dày, buồn nôn, nôn và có triệu chứng tiêu chảy (nên uống thuốc xa bữa ăn) và không dùng rượu trong thời gian dùng thuốc, khoảng 0,25% trường hợp bị hạ huyết áp. Một số trường hợp bị nhức đầu, khó chịu, choáng váng, ớn lạnh, sốt nhẹ, nổi mề đay, đỏ da, ban đỏ (lupuss) hoặc bị eczema (0,2%). Tuy nhiên chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và được giám sát chặt chẽ.

DS. Phạm Nga

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]