Kiểm soát tiểu đường hiệu quả tại nhà

(SKGĐ) Tiểu đường là một căn bệnh không thể chữa được, nhưng bằng cách thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt, bạn có thể làm giảm các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này.

15.5827

Theo Naturalnews, cơ thể hấp thụ glucose từ thức ăn và được chuẩn bị trong gan để đưa tới các cơ bắp. Máu mang glucose đến các tế bào. Insulin, hormone được tiết ra từ tuyến tụy giúp glucose tiếp cận tới các tế bào của cơ thể.

Nếu cơ thể không thể tạo ra insulin hoặc insulin không hoạt động một cách hợp lý, glucose không đến được các tế bào và thay vào đó, nó vẫn còn trong máu. Điều này làm tăng mức độ glucose trong máu và gây ra bệnh tiểu đường.

Có 3 loại tiểu đường là tiểu đường loại 1, tiểu đường loại 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tiểu đường loại 1 và 2 là mức độ glucose tăng lên trong máu khiến cho các tế bào không có năng lượng thích hợp để hoạt động. Điều này thường dẫn đến bệnh tim mạch, thận, mù đột quỵ…

Tiểu đường thai kỳ xuất hiện chủ yếu ở phụ nữ trong các tháng cuối của thai kỳ, nhưng chúng sẽ biến mất sau khi sinh em bé và có thể xảy ra một lần nữa trong giai đoạn sau của cuộc đời.

Các loại thực phẩm thông thường dưới đây có thể giúp kiểm soát hàm lượng đường trong máu bao gồm:

1. Mướp đắng (khổ qua)

Khổ qua có đặc tính giúp giảm glucose trong máu và là phương thuốc rất hiệu quả đối với bệnh tiểu đường.

Khổ qua ảnh hưởng đến sự hấp thu glucose trong toàn bộ cơ thể, tăng cường sự bài tiết tuyến tụy của insulin. Khổ qua có lợi cho bệnh nhân tiểu đường loại 1 và loại 2.

Hãy uống nước ép khổ qua khi đang đói vào mỗi buổi sáng để giảm tình trạng bệnh.

2. Quế

Quế có khả năng làm giảm hàm lượng đường trong máu và kích thích sản xuất insulin trong cơ thể.

Trong quế có chứa hàm lượng lớn chất độc có tên coumarin. Nếu tiêu thụ nhiều quế nó sẽ gây hại cho sức khỏe. Nhưng tiêu thụ ở lượng vừa phải nó sẽ giúp chữa bệnh.

Với bệnh nhân tiểu đường, uống nước pha với một nửa muỗng canh quế sẽ giúp cải thiện đáng kể bệnh tiểu đường.

3. Mận đen

Mận đen chứa anthocyanins, axit ellagic và tannin thủy phân. Các hợp chất này giúp kiểm soát hàm lượng đường trong máu.

Mỗi thành phần trong mận đen đều có hiệu quả trong việc chống lại những triệu chứng của bệnh tiểu đường. Vì thế, những người tiểu đường nên thêm mận đen vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Bên cạnh đó, hạt của mận đen có thể được nghiền thành bột và sử dụng mỗi ngày ngay cả khi không phải mùa mận đen.

4. Lá xoài non

Lá xoài non giúp duy trì mức độ insulin trong máu và cải thiện mức độ lipid trong máu hiệu quả. Bệnh nhân tiểu đường có thể ngâm 10-15 lá xoài non trong nước qua đêm và uống vào buổi sáng sớm hàng ngày khi đang đói.

5. Lá cà ri

Lá cà ri có chứa một thành phần kiểm soát tỷ lệ phân hủy tinh bột. Đơn giản chỉ cần nhai khoảng 11 lá cà ri vào buổi sáng trong vòng 3-4 tháng. Bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ.

Song Nữ

loading...
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]