Làm gì để khắc phục tính nhút nhát ở trẻ

Tính nhút nhát của trẻ thường bộc lộ rõ ở tuổi đến trường và có thể trở thành một trở ngại thật sự trong quan hệ xã hội. Với cách nuôi dạy và giáo dục bao bọc của các gia đình thì trẻ sẽ không chủ động được trong cuộc sống của mình và còn trở nên rụt rè, nhút nhát. Chính sự chăm sóc thái quá của người lớn đã ngăn cản sự tiếp xúc và trải nghiệm của trẻ. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.572
  • 1

    Giúp trẻ nhận biết giá trị bản thân

    Tính nhút nhát của trẻ cũng một phần xuất phát từ sự thiếu tự tin vào bản thân. Để giúp trẻ nhận biết được giá trị của mình, cha mẹ phải động viên và khuyến khích trẻ thể hiện bản thân. Bạn đừng tiếc lời khen mỗi khi trẻ đạt một thành tích nhỏ trong học tập và công việc. Với những việc khó, bạn nên đặt niềm tin vào trẻ, hãy nói: “Mẹ tin là con sẽ làm được”.  Khi được người khác đặt niềm tin, trẻ sẽ sống có trách nhiệm hơn và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Mặt khác, hãy nhấn mạnh hành động tích cực mà trẻ vừa hoàn thành: "Mẹ rất tự hào về con, con hãy cố gắng lên…". Lòng tin của trẻ sẽ được củng cố.

  • 2

    Giúp trẻ diễn đạt tình cảm

    Một đứa trẻ nhút nhát thường sợ đương đầu với sự phán đoán, đánh giá của người khác. Nỗi lo này thường đi kèm với ý nghĩ không được ai hiểu. Bạn hãy thường xuyên quan tâm đến cảm xúc thật sự của trẻ, lắng nghe xem trẻ đang sợ hãi điều gì, vướng mắc ở đâu. Động viên trẻ tự tin đối mặt với khó khăn và tự tin vào bản thân để vượt qua thách thức.

  • 3

    Không nên chê trẻ nhút nhát trước người khác

    Trẻ nhút nhát thường xấu hổ và rất nhạy cảm với những lời bình luận, chê bai. Khi bạn chê trẻ nhút nhát trước mặt người khác, chẳng khác nào là bạn đang vô tình khiến trẻ mặc cảm hơn và hiểu vấn đề một cách trầm trọng.

    Ngay cả khi thái độ của trẻ làm bạn nổi giận, bạn nên kiềm chế lời nói, vì những nhận xét gay gắt khi thốt ra dưới cơn giận sẽ in sâu trong đầu trẻ và sau đó cần nhiều công sức để xóa bỏ nó.

  • 4

    Cùng trẻ xử lý tình huống

    Trẻ nhút nhát rất cần có người luôn đồng hành để xử lý các tình huống. Tuy nhiên, bạn chỉ là người hướng dẫn chứ không làm thay trẻ. Thỉnh thoảng cũng nên đặt trẻ vào một số tình huống bối rối để trẻ đối mặt và tìm cách tháo gỡ. Trẻ sẽ quen với những tình huống ấy và giảm lo lắng trong những lần đối mặt tiếp theo. Đặt cho trẻ những "thách đố" nho nhỏ, cách ấy sẽ giúp trẻ tự tin, bạo dạn hơn.

  • 5

    Cho trẻ tham gia những buổi sinh hoạt tập thể, ngoại khóa

    Để giảm tính nhút nhát, bạn nên cho trẻ tăng cường giao lưu trước đông người. Tham gia những buổi sinh hoạt tập thể sẽ giúp trẻ cảm thấy vui hơn và có nhiều cơ hội kết bạn hơn. Có thể cho trẻ tham gia các môn thể thao như judo hay karate, giúp trẻ chống lại cảm giác tự ti, còn các môn thuộc lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật lại giúp trẻ dễ dàng thể hiện ra ngoài những cảm xúc của mình.

    Tuy nhiên, chỉ ghi danh cho trẻ những loại hình sinh hoạt này khi trẻ thực sự muốn. Ngược lại, không nên bắt ép nếu trẻ thật sự không thích, vì như vậy cha mẹ sẽ gây cho trẻ cảm giác ngạt thở, có nguy cơ trẻ trở nên khép kín hơn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]