Làm sao để kéo sếp về phía mình

Được sếp quan tâm đặc biệt là một trong những con đường giúp bạn nhanh chóng đến với thành công như mong đợi. Tuy nhiên, bạn đã biết “lấy lòng” sếp đúng cách chưa? Nếu không đúng cách bạn nghiễm nhiên trở thành “cái đuôi”đáng ghét của sếp. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5954
  • 1

    Thể hiện năng lực chinh phục nhiều mối quan hệ

    Sếp luôn ấn tượng về khả năng tạo mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng trong và ngoài công ty. Đó không chỉ là sếp “nể” năng lực của bạn, mà đó còn là nguồn thu tiềm tàng của công ty cũng như lợi ích của sếp.

    Hãy chủ động và nhiệt tình đưa ra những điều bạn đã và sẽ làm trong chiến dịch chinh phục khách hàng tốt hơn. Đây là điều sếp nào cũng mong muốn nhân viên mình có được.

  • 2

    Sáng tạo và học hỏi nhiều hơn nữa

    Dù làm bất kỳ công việc lớn hay nhỏ, bạn hãy cố gắng trình bày với sếp những cách làm việc mới, hiệu quả hơn.

    Đừng quên cùng trao đổi với đồng nghiệp, với những người có cùng ý tưởng để tạo mối quan hệ, không khí hòa đồng. Đại đa số các sếp đều “ưu tiên” những nhân viên có tính sáng tạo trong công việc. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã ghi điểm rồi đó!

  • 3

    Tinh thần làm việc theo nhóm

    Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi bạn là “người mới”. Việc giao tiếp hòa đồng, thái độ hợp tác ăn ý, khiêm tốn không chỉ dành được sự ưa ái của đồng nghiệp mà còn gây ấn tượng tốt đẹp cho sếp.

    Hãy mạnh dạn đưa ra những ý tưởng và cùng mọi người thảo luận để đi đến kết quả cuối cùng. Tinh thần và thái độ làm việc hết mình không chỉ giúp cả nhóm làm thành công mà còn nâng cao danh tiếng của chính bạn. Thành công của tập thể chính là thành công của chính bạn.

  • 4

    Nắm bắt những gì sếp yêu và ghét

    Sếp luôn mong muốn nhân viên của mình “nghe lời” để tiến bộ hơn. Khi được sếp yêu cầu bạn làm bất cứ việc gì hay đề nghị bạn làm cách nào hiệu quả hơn, hãy chăm chú lắng nghe để chứng tỏ rằng mình là người hiểu sếp, luôn tôn trọng và quý mến sếp.

    Nếu câu cửa miệng của sếp là làm việc buổi sáng hay tối không hứng thú gì, thì bạn nên tránh trình bày những báo cáo, dự án của mình vào những thời điểm nhạy cảm ấy.

  • 5

    Đoán biết những điều sếp cần

    Điều này rất dễ nhận thấy nếu bạn chịu khó quan sát tỉ mỉ và lắng nghe những gì sếp nói. Từng cử chỉ và lời nói của sếp luôn ẩn chứa những thông tin mà mỗi nhân viên cần phải nắm bắt. Sếp luôn thầm cảm ơn và có phần nể trọng sự tinh ý của bạn.

  • 6

    Nhiệt tình và coi công việc làm hàng đầu

    Sếp không thể thờ ơ trước sự nhiệt tình và tích cực làm việc của nhân viên ưu tú như bạn. Đây là cách thể hiện khiến bạn nhanh đến với thành công nhất.

  • 7

    Xử lý các tình huống linh hoạt, khéo léo

    Một nhân viên luôn biết cách xử lý linh hoạt trong mọi tình huống, luôn quan sát kỹ càng những nhu cầu của sếp luôn khiến các sếp hài lòng. Không phải lúc nào cũng tỏ ra mình là người biết “nghe lời” đến mức sếp nói gì cũng nghe. Phải tùy cơ ứng biến theo chủ kiến cá nhân và ý kiến của đông đảo đồng nghiệp. Có như vậy khiến mọi người nể phục.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]