Làm sao để sếp trọng dụng bạn

Môi trường làm việc cạnh tranh khốc liệt, làm thế nào để sếp trọng dụng bạn và trở thành một người không thể thay thế trong công ty? Bạn hãy thực hiện những điều dưới đây nhé! a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.607
  • 1

    Trong thời gian làm việc, bạn đừng có buôn chuyện không ngớt với người khác. Điều này sẽ có hai hậu quả không tốt, một là người kia nghĩ bạn rất nhàn rỗi, hai là mọi người nghĩ bạn và người ấy rất nhàn rỗi

  • 2

    Không nên lười biếng khi sếp không có mặt ở văn phòng, bởi điều đó có thể khiến cho tất cả mọi nỗ lực của bạn vào thời điểm khác trở nên vô nghĩa

  • 3

    Không đem đồ công ty về nhà dùng, cho dù đó chỉ là một chiếc ghế vứt đi hay một tấm di chuột.

  • 4

    Không ăn mặc và trang điểm quá phô trương, môi trường làm việc không chấp nhận bạn mặc váy quá ngắn hay mặc quần bò có lỗ, điều này sẽ khiến cho người khác không thể tập trung tinh thần làm việc vì bạn

  • 5

    Không nên chỉ vì tiền mà cạnh tranh với đối thủ khác trong công ty, không vì tư lợi mà tiết lộ bí mật của công ty ra ngoài, điều này là một điều cấm kỵ đối với một nhân viên

  • 6

    Không nên liên tục kiểm tra mail trừ khi bạn đang chờ đợi một thông tin quan trọng. Đọc mail liên tục là không cần thiết, bạn có thể giành ra một khoảng thời gian nào đó để xử lý nhiều thông tin cùng một lúc

  • 7

    Không nên ngày nào đi làm mặt mũi cũng nhăn nhó, nên tìm ra niềm vui trong công việc. Bạn có thể tìm ra một điều khiến bạn thích thú trong công việc và làm điều đó nhiều hơn một chút.

  • 8

    Không nên trốn tránh làm một số công việc mà bạn không thích và cho rằng không quan trọng, phải biết rằng, tất cả mọi cố gắng và nỗ lực của bạn trong công việc sẽ không bao giờ bị quên lãng

  • 9

    Không được quên rằng, cảm giác hài lòng về công việc đến từ những biểu hiện nhất quán với nhau, do đó bạn cần phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên ngành, có những đóng góp trực tiếp vì lợi ích của công ty

  • 10

    Không nên đê tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến công việc và trút giận lên đầu khách hàng của công ty, cho dù chỉ là trong điện thoại. Trước khi nhấc điện thoại lên, bạn hãy làm cho mình bình tĩnh trở lại và nói chuyện với khách hàng một cách bình thường và lịch sự như mọi ngày

  • 11

    Không nên chỉ đợi dến giờ nghỉ là về ngay. Nếu bạn vẫn chưa hoàn thành công việc thì tốt nhất là cố gắng giành thêm chút thời gian để hoàn thành, nếu không ở lại thêm thì phải thông báo với người khác giúp bạn, khi về nhà cũng nên gọi điện hỏi xem tình hình công việc thế nào, điều đó thể hiện trách nhiệm của bạn với công việc, Hàng ngày, bạn cũng nên chào cấp trên và mọi người trước khi về

  • 12

    Không nên giả vở ốm để xin nghỉ, bạn nên nghĩ đến việc nếu bạn nghỉ công việc sẽ bị ảnh hưởng như thế nào, nếu thực sự bạn cần phải nghỉ thì hãy xin phép một cách thành thực nhất

  • 13

    Không nên trình một bản báo cáo mà bạn biết nếu là bạn bạn sẽ không muốn nhân được, càng không nên không báo cáo gì bởi trách nhiệm của bạn là làm báo cáo, dồng thời đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề

  • 14

    Không nên làm việc thiếu chủ động và chỉ làm việc khi được giao cho một nhiệm vụ nào đó, điều này sẽ khiến cho sếp nghĩ rằng bạn có tầm nhìn nông cạn và không bao giờ có ý định cho bạn thăng cấp.

  • 15

    Không nên nói chuyện điện thoại về việc riêng trong giờ làm việc, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn.

    Nếu bạn được tán thưởng bởi một thành tích không phải của mình thì hãy thẳng thắn giải thích bởi mạo nhận công lao của người khác là nguyên nhân dẫn đến việc bạn bị đánh giá là người không tốt.

  • 16

    Không nên coi công ty cũng thoải mái như gia đình của bạn bởi điều đó là biểu hiện của sự không chuyên nghiệp trong phong cách làm việc của bạn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]