Làm sao đưa điều trị trái tuyến vào đúng quỹ đạo?

SKĐS - Ông PHẠM LƯƠNG SƠN, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam cho biết, quy định hiện hành về thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT trái tuyến ngoài những mặt tích cực cũng có một số vấn đề cần giải quyết.

0

Ông PHẠM LƯƠNG SƠN, Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT, BHXH Việt Nam cho biết, quy định hiện hành về thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT trái tuyến ngoài những mặt tích cực cũng có một số vấn đề cần giải quyết. 


Trong đó nổi lên là việc bệnh nhân vượt tuyến tràn lan, nhiều người bệnh nhẹ cũng đổ xô lên tuyến trên để khám chữa bệnh khiến tuyến trên quá tải, bệnh viện kỹ thuật cao nhưng lại khám chữa các bệnh thông thường. Còn tuyến dưới, nhiều cơ sở đã được đầu tư về trang thiết bị, tăng cường nhân lực, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế nhưng vẫn phải chịu cảnh vắng bóng bệnh nhân. 

Hơn nữa, dưới góc độ tài chính, kinh tế, người khám chữa bệnh trái tuyến vẫn được BHYT chi trả với mức thanh toán chi phí khám chữa bệnh khá cao nên dù khám trái tuyến nhưng người bệnh không phải chịu áp lực quá lớn về tài chính chi trả khi khám vượt tuyến. Đây cũng là một trong những lý do khiến số bệnh nhân khám chữa bệnh vượt tuyến tiếp tục gia tăng. 

Chẳng hạn, cùng một loại bệnh, ở bệnh viện tuyến huyện tổng chi phí điều trị chỉ khoảng 300.000 đồng, nhưng nếu điều trị ở tuyến trung ương có thể lên tới 2 triệu đồng. Khi đó, mức 30% chi phí mà họ được BHYT thanh toán cho trường hợp vượt tuyến còn lớn hơn cả tổng chi phí nếu điều trị ở tuyến dưới. 

Do đó, việc sửa đổi Luật BHYT đã đề cập tới vấn đề làm sao đưa điều trị trái tuyến vào đúng quỹ đạo, để phục vụ người bệnh tốt hơn và tránh việc quá tải do bệnh nhân đổ dồn lên các bệnh viện tuyến trên.

Theo Sài Gòn giải phóng

15.586--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]