Con gái tôi đang trong độ tuổi dậy thì, thường ngày cháu ăn rất ít nhưng nhiều lúc lại ăn uống vô độ, cháu cũng hơi béo so với các bạn. Xin hỏi như vậy có phải bị bệnh cuồng ăn? Làm thế nào để cháu ăn uống đều đặn?
Phạm Như Hoa (Thái Bình)
có cảm giác xấu hổ, tội lỗi,.... Nguyên nhân của chứng cuồng ăn này chưa được xác định rõ nhưng có nhiều yếu tố ảnh hưởng như cách sống của gia đình và xã hội, một vài cấu tạo trong não khiến cảm xúc và sự ngon miệng bị rối loạn. Chứng cuồng ăn được chia ra có cuồng ăn vô độ (sau cơn ăn vô độ, người bệnh thường sử dụng biện pháp cực đoan để giảm cân bù trừ, thường khởi phát ở độ tuổi 18-20, nữ nhiều hơn nam) và cuồng ăn mất kiểm soát (người bệnh ăn vô độ không quan tâm đến việc no hay đói). Có những trường hợp sau khi ăn nhiều lại móc họng, gây nôn. Để nhận diện trẻ có biểu hiện về chứng cuồng ăn, cha mẹ cần chú ý thái độ của trẻ như không muốn ăn cơm chung với gia đình, vận động quá mức, lúc nào cũng thắc mắc về cân nặng của mình, chỉ muốn ở một mình... Khi thấy trẻ có những biểu hiện trên thì nên đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa dinh dưỡng để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
BS. Trịnh Văn Tùng
Theo Suckhoedoisong