Làn da nhợt nhạt là biểu hiện của bệnh thiếu máu

Khi thiếu chất sắt sẽ dẫn đến thiếu máu làm cho da và môi trở nên xanh tái, nhợt nhạt, khiến mất vẻ đẹp khỏe mạnh, thiếu sức sống.

15.5178

Thiếu máu khiến da nhợt nhạt

Afamily dẫn tin theo Thời trang trẻ, theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh (Trưởng khoa Dinh dưỡng Cộng đồng - TT dinh dưỡng TP.HCM) cho biết, sắt là chất cần thiết để tạo hồng cầu, nói nôm na là "tạo máu". Khi thiếu chất sắt sẽ dẫn đến thiếu máu làm cho da và môi trở nên xanh tái, nhợt nhạt.

Người phụ nữ bị thiếu máu không chỉ mất vẻ đẹp khỏe mạnh đầy sức sống mà còn có nguy cơ cao khi mang thai (chậm phát triển bào thai) và sinh nở, trẻ sinh ra cũng dễ bị suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, thiếu máu cũng làm giảm khả năng lao động, bởi khi thiếu máu, khả năng vận chuyển khí oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt là tim, cơ bắp, não, gây nên các hiện tượng tim đập mạnh, hoa mắt chóng mặt, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể nhanh chóng mỏi mệt, giảm khả năng lao động chân tay và trí óc.

(Ảnh minh họa)

Hậu quả nghiêm trọng của thiếu máu

Cơ thể mệt mỏi nặng: Theo Khỏe và đẹp, làm việc chóng mệt, hay ngủ gà ngủ gật. Hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai khi đang ngồi mà đứng dậy. Khi thiếu máu đủ nghiêm trọng, có thể quá mệt mỏi và không thể hoàn thành công việc hàng ngày.

Vấn đề về tim: thiếu máu có thể dẫn đến nhịp tim nhanh hoặc bất thường – một rối loạn nhịp. Tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy trong máu khi đang thiếu máu. Điều này thậm chí có thể dẫn đến suy tim sung huyết.

Tổn thương thần kinh: vitamin B12 là điều cần thiết không chỉ cho sản xuất tế bào máu đỏ khỏe mạnh, mà còn cho các chức năng khỏe mạnh thần kinh. Thiếu vitamin B12 có thể gây ra một số thương tổn thần kinh
Suy chức năng tâm thần: thiếu vitamin B12 cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tâm thần.

Tử vong: thiếu máu có thể nghiêm trọng và dẫn đến biến chứng nguy hiểm tính mạng. Mất rất nhiều máu nhanh chóng trong bệnh thiếu máu cấp tính trầm trọng có thể gây tử vong.

Đặc biệt, với phụ nữ có thai có thể gây sẩy thai liên tục, đẻ non hoặc trẻ sinh ra có cân nặng sơ sinh thấp. Thiếu máu do sắt có thể gây ra một số tai biến về sản khoa như chảy máu khi sinh, hậu sản.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]