Dị ứng xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa như chớm thu hay vào xuân. Biểu hiện dị ứng thường gặp ở trẻ em là viêm Mũi dị ứng, Hen suyễn, phát ban và mề đay, mẩn ngứa. Dị ứng có rất nhiều dạng
Dạng phổ biến nhất là viêm Mũi dị ứng Những
triệu chứng của dị ứng đường hố hấp thường giống cảm cúm với các triệu chứng như: ngứa,
chảy nước mắt, mắt thâm quầng, hắt hơi; sổ mũi, chảy nước Mũi nghẹt Mũi hay ngứa ngáy ở mũi. Trẻ nhức đầu và mệt mỏi.
Do bị
nghẹt mũi, trẻ bị dị ứng thường há miệng trong khi ngủ, ngủ ngáy và Bị đau Họng khi thức giấc.
Dạng dị ứng nguy hiểm Nhiều trẻ bị dị ứng với nọc độc
côn trùng, hay một số loại thức ăn hoặc với thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Khi tiếp xúc với những
tác nhân trên, trẻ có thể xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng và đột ngột (sốc phản vệ) với các triệu chứng: phù nề toàn thân, ngạt thở, rối loạn nhịp tim…
Những trường hợp này cần được đưa ngay đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời bởi nếu để lâu, trẻ có thể bị tử vong.
Ngoài ra, trẻ có thể bị nổi mề đay, mẩn ngứa nếu gặp phải tác nhân gây dị ứng.
Nguyên nhân
Ngươi ta đã phát hiện ra tính di truyền của bệnh dị ứng, cha mẹ bị viêm Mũi dị ứng thường có con bị dị ứng và đứa trẻ có thể phát bệnh ở bất kỳ độ tuổi nào.
Nguyên nhân phổ biến nhất của dị ứng là do bụi bẩn, nấm mốc,
phấn hoa, côn trùng, lông thú.
Cha mẹ nên làm gì để phòng tránh dị ứng cho con?
Ảnh sưu tầm
Hãy cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để nâng cao sức đề kháng cho trẻ. · Cho trẻ ăn dặm đúng cách để sớm phát hiện thức ăn có gây dị ứng cho trẻ không?
· Hãy quan sát kĩ mỗi lần con có biểu hiện dị ứng để xác định tác nhân dị ứng của con và giúp con tránh xa các tác nhân đó bằng cách: - Giữ nhà cửa thông thoáng và khô ráo.
- Hút bụi và lau dọn phòng trẻ thường xuyên, cốt sao giữ
phòng ngủ của trẻ càng sạch càng tốt.
- Tránh sử dụng thảm trải nhà, mền gối bằng len.
- Thường xuyên giặt giũ drap giường, đồ dùng phòng ngủ bằng nước ấm và phơi khô dưới nắng gắt.
- Có thể sử dụng máy điều hòa nhiệt độ để loại bỏ bào tử nấm trong không khí nhưng nhớ thường xuyên thay và làm sạch bộ phận lọc.
- Thường xuyên cọ rửa các bề mặt phòng tắm và nhà bếp bằng chất tẩy
- Không trồng hoa gần cửa sổ phòng ngủ của trẻ.
- Cửa ra vào và cửa sổ phải luôn đóng, đặc biệt là cửa phòng ngủ của trẻ vào ban đêm.
- Hạn chế trẻ đến những nơi có nhiều hoa. Chó mèo và súc vật cũng có thể mang phấn hoa vào nhà.
- Nếu trẻ dị ứng lông thú vật thì không nên nuôi thú vật trong nhà
- Không dùng thuốc xịt phòng, nước hoa, nhang muỗi, thuốc khử mùi, các loại hóa chất có mùi.
- Mỗi khi ra đường hãy nhớ cho trẻ đeo khẩu trang.
Bibi.vn
Bs Hải Thoa. Bệnh viện Nhi Đồng 1