Mất sữa sau khi sinh: Nguyên nhân và giải pháp

Một trong những chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bà mẹ sau sinh là làm sao có đủ sữa và sữa tốt để em bé bú và có không ít bà mẹ lại rơi vào trường hợp sữa ít và mất sữa sau khi sinh.

15.6143

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn dưỡng chất vô cùng quý giá cung cấp cho bé đồng thời cũng ảnh hưởng đến tâm lý của mẹ. Vậy phải làm gì nếu không may bạn lại rơi vào trường hợp này?

  • 1

    Tìm nguyên nhân gây mất sữa

    Việc tìm nguyên nhân cụ thể  cho các trường hợp mất sữa hoàn toàn không đơn giản vì có những phụ nữ dù cũng sinh mổ nhưng ngay sau khi sinh vẫn có sữa bình thường nhưng một số khác lại bị hiện thượng mất sữa, cũng như hiện tượng đã có sữa nhưng sữa lại ít dần rồi mất... là rất khó để có một lý giải cụ thể. Tuy nhiên theo các bác sĩ Sản khoa thì có thể có nguyên nhân mất sữa ở phụ nữ sau sinh như sau:

    - Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ khi mang thai và sau sinh không đủ chất dinh dưỡng. Một số khác do lo lắng tình trạng cân nặng nên giảm ăn gây ảnh hưởng đến việc tiết sữa của cơ thể.

    - Căng thẳng, stress, mất ngủ trong thời gian mang thai và cho con bú cũng có thể gây mất sữa, hoặc lo lắng quá mức khi chưa kịp thấy sữa hay lượng sữa ít,chính điều này làm lượng càng ít dần hơn.

    - Thời gian làm việc, nghỉ ngơi không hợp lý, nhiều bà mẹ do mất ngủ vì chăm con không được ngủ đủ giấc, một số khác do hoàn cảnh phải làm việc quá sức làm cho hoạt động tuyến sữa yếu.

    - Tuyến sữa sản xuất theo nhu cầu bú của bé, nếu sau khi sinh bé bú bình sẽ dẫn đến trường hợp bé quen và không chịu bú sữa bé nên sữa bị giảm dần.

    - Do tuyến sữa bị tắc, đầu vú bị bịt kín lỗ thông tia sữa, do viêm vú, ép xe...

    - Do sinh mổ. Sinh mổ làm bé chưa được bú sữa ngay sau khi vừa sinh, thông thường cần từ 1 hoặc hơn 2 ngày sữa mới về; một phần nữa do phải tiêm thuốc kháng sinh nên ở cơ địa một số ít người thì thuốc kháng sinh có thể làm mất sữa.

    - Trong quá trình mang thai, người mẹ mắc một số bệnh cần phải dùng thuốc điều trị bệnh, những thuốc này có thể làm ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa của cơ thể như thuốc atropine, diethylsitbestrol...

  • 2

    Gọi nguồn sữa trở về

    Sữa mẹ là nguồn thức ăn hoàn chỉnh đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.

    Như trên đã thống kê, có rất nhiều nguyên nhân gây tình trạng mất sữa nên khi xảy ra tình trạng này cần tìm hiểu và loại trừ dần từng nguyên nhân để gọi nguồn sữa trở về. Nếu do:

    - Chế độ dinh dưỡng thì cần điều chỉnh lại thức ăn, không nên ăn các loại thức ăn như thịt bò, tôm... vì chúng làm co cơ, nên ăn nhiều các thức ăn tạo nhiều sữa như giò heo hầm đu đủ, rau khoai lang, cháo rau mùi, thịt heo nạc nấu nhạt...

    - Do căng thẳng, không được ngủ đủ giấc, stress thì cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi sao cho hợp lý.

    - Massage nhẹ vú bằng nước ấm với khăn mềm giúp cho tuyến sữa tăng cường lưu thông.

    - Giữ đầu vú sạch, không làm cản trở các tia sữa.

    - Duy trì lượng sữa tiết ra, vì cơ chế hoạt động của tuyến sữa là sản xuất theo nhu cầu. Nếu do trong thời gian đầu sau sinh bạn chưa có sữa mà sau vài ngày có ít sữa thì cố gắng vắt sữa để sữa sẽ tiếp tục đổ về nhiều hơn.

    - Nếu tình hình vẫn không cải thiện khi áp dụng hết những cách trên, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được kiểm tra xem có vấn đề ở tuyến vú hay trong cơ thể gây ảnh hưởng đến lượng sữa.

    Ngoài ra một yếu tố quan trọng là trong gia đình, các thành viên cần tạo môi trường yêu thương, quan tâm và thoải mái giúp bà mẹ có tâm trạng tốt, vui vẻ, không stress và hỗ trợ, chia sẻ với bà mẹ trong việc chăm sóc em bé để mẹ có đủ thời gian nghỉ ngơi hợp lý.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]