Ngủ sớm giảm bệnh trầm cảm tuổi teen

Đó là thông điệp mới nhất công bố trên tạp chí Sleep của Mỹ số ra đầu tháng 1 vừa qua dựa trên nghiên cứu dài kỳ của các chuyên gia Trung tâm y học thuộc ĐH Columbia (Mỹ).

0

Đó là thông điệp mới nhất công bố trên tạp chí Sleep của Mỹ số ra đầu tháng 1 vừa qua dựa trên nghiên cứu dài kỳ của các chuyên gia Trung tâm y học thuộc ĐH Columbia (Mỹ). Theo nghiên cứu này thì ngủ sớm dậy sớm không chỉ là thói quen tốt mà còn làm tăng sức khỏe, đặc biệt là tuổi teen (vị thành niên) về lợi thế giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Theo nghiên cứu, đối với nhóm tuổi teen nếu cha mẹ tập cho thói quen ngủ sớm trước 10 giờ đêm thì rủi ro mắc bệnh trầm cảm giảm đáng kể so với nhóm ngủ muộn, lý do cơ thể đang phát triển và cần nhiều thời gian để ngủ và một khi thiếu ngủ sẽ làm tăng bệnh trầm cảm. Đây là lợi thế mang tính gián tiếp quan trọng, nhất là rủi ro về trầm cảm khi trưởng thành. Kết luận trên được dựa vào nghiên cứu ở 15.000 trẻ em tuổi vị thành niên (dưới 17 tuổi) từ năm 1994, trong số này có 44% cha mẹ bắt đi ngủ trước 10 giờ, 21% ngủ sau 11 giờ và 25% ngủ muộn. Kết quả có tới 24% nhóm đi ngủ muộn mắc bệnh trầm cảm, trên 20% mắc bệnh ở thể nặng luôn duy trì ý nghĩ quyên sinh so với nhóm ngủ trước 10 giờ. Cũng trong nghiên cứu này các nhà khoa học phát hiện thấy những đứa trẻ ngủ dưới 5 giờ /đêm là nhóm mắc bệnh trầm cảm rất cao, giới chuyên môn khuyến cáo các bậc cha mẹ nên duy trì thói quen ngủ nghỉ khoa học, nên đi ngủ trước lúc 10 giờ đêm và đảm bảo tối thiểu giấc ngủ chất lượng từ 7-8 giờ mỗi đêm.

KN (Theo Net/CC-1/2010)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]