Người thành công chỉ tập trung làm việc, không cần cân bằng cuộc sống?

15.5767
Đối với nhiều người, cân bằng giữa công việc - cuộc sống được xem là mục tiêu cuối cùng. Đối với những người khác, suy nghĩ này chỉ là mớ hổ lốn khiến kéo lùi công danh sự nghiệp.

"Dành thời gian cho gia đình hay niềm đam mê có thể sẽ tạo ra một cuộc sống tốt đẹp", CEO huyền thoại của GE Jack Welch từng nói như thế với Tạp chí The Wall Street. Nhưng ông cho rằng điều đó làm giảm đi cơ hội thăng tiến hay vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp.

Welch không phải là người duy nhất tin vào điều này.

Gần đây, CEO Ivan Glasenberg của công ty máy tính Glencore Xstrata PC đã chỉ ra rằng những giám đốc điều hành có xu hướng chú tâm vào gia đình và các sở thích cá nhân đang bị 'hất cẳng' và thay thế bởi những người khác không bị xao nhãng như họ.

Những tư tưởng lỗi thời, gia trưởng và vô lý kiểu như vậy thật dễ dàng bị phản đối. Nhưng biết đâu trong thực tế những người vẫn nói về việc cân bằng giữa công việc - cuộc sống có thể chỉ đang vin cớ để khỏi phải làm việc, và cảm thấy hài lòng về điều đó.

Marty Nemko, một chuyên viên nhân sự, nhà văn, nhà báo và phát thanh viên, đã lập luận rằng, những người thành công và hài lòng nhất là những người thích một cuộc sống lấy công việc làm trung tâm, hơn là sống cân bằng giữa công việc và những thứ khác.

"Những người chiến thắng thực sự của thế giới này, những người sống hiệu quả nhất, nghĩ rằng khái niệm về cân bằng công việc - cuộc sống hiển nhiên là được đánh giá cao", Nemko nhận xét. 

"Hầu hết những người cực kỳ thành công mà không bị quá tải tôi từng biết, đều chỉ tập trung một hướng duy nhất đến mục tiêu mà họ cho là quan trong, cho dù đó là phát triển một nền tảng phần mềm mới, hay phát minh thứ gì đó, thậm chí là một bác sĩ tim mạch theo dõi bệnh nhân suốt đêm và cả ngày cuối tuần, thay vì chỉ chỉ chơi với những đứa con của mình vào ngày nghỉ."

"Đừng đổ lỗi cho giờ giấc", Nemko nói. "Nếu ai đó nói rằng họ bị quá tải khi làm việc 70 giờ một tuần, thì đó là bởi họ không đủ năng lực để làm việc...".

Những người 'mất cân bằng' này theo nghĩa thông thường, tìm thấy động lực và cảm thấy hài lòng khi bản thân khi tạo ra thứ gì đó và làm nên điều khác biệt. Nhưng kèm với đó, họ cũng cần lắng nghe lời cảnh báo: Giấc ngủ thì không thể thương lượng. "Nếu bạn cần 8 tiếng mỗi ngày để ngủ, bạn hãy làm vậy", Nemko nói. Nếu bạn ngủ 8 giờ một đêm, thì bạn vẫn còn hơn 100 giờ mỗi tuần.

"Vô số những người đang không cân bằng được cuộc sống - công việc - lại là những người tạo ra nhiều tiền bạc hơn cho thế giới này theo những cách khác biệt và hiệu quả", ông Nemko cho hay.

Ông lập luận rằng nhiều người đấu tranh cho sự cân bằng công việc - cuộc sống thường sẽ không làm việc hết sức mình mà chỉ đang dùng nhưng lời nói hoa mỹ và có vẻ khoa học nhằm che giấu mong muốn không phải làm việc của bản thân. 

Vì thế thay vì chỉ tập trung vào việc làm sao để cân bằng công việc - cuộc sống, bạn hãy chỉ tập trung hoàn toàn vào công việc ngay tại lúc này thay vì tưởng tượng ra cảnh thư giãn ở nhà dịp cuối tuần. Và nếu như bạn không thể làm việc 70 giờ mỗi tuần từ nay về sau, hoặc cảm thấy điều đó giống như mình bị tra tấn, thì có lẽ bạn đã làm sai nghề.

Ngay cả những người sáng lập dự án mới, nổi tiếng với số giờ làm việc đáng kinh ngạc cùng áp lực và căng thăng cao độ, cũng không nên đổ lỗi nếu bị kiệt sức là do thiếu cân bằng giữa công việc - cuộc sống.

"Đừng đổ lỗi cho giờ giấc", Nemko nói. "Nếu ai đó than phiền họ đang kiệt sức vì làm việc 70 giờ mỗi tuần thì đó là vì họ không đủ thẩm quyền để làm việc, họ đã thuê sai người, hoặc các sản phẩm mà họ làm ra không đủ tốt và họ cố làm việc khi mà không thực sự thích".

Việc kiếm tìm sự cân bằng công việc - cuộc sống đã trở thành xu hướng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đôi khi đó có thể chỉ là một cái cớ của những người lười biếng.

Bạch Dương

Theo Trí Thức Trẻ

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]