Nhà khoa học nghĩ gì?

Các sản phẩm của “các nhà sáng chế nông dân” đều không được đưa vào các dự án cấp nọ, bậc kia, họ đều tự bỏ tiền, công sức, được đón nhận bởi những nông dân chân lấm tay bùn, những người thợ nhọc nhằn...

15.565

CôngThương - Nhiều người từng biết đến anh “Hai Lúa”- tên thật là Trần Quốc Hải, ở xã Suối Ngô, Tân Châu, Tây Ninh- dám cả gan làm máy bay trực thăng. Do trình độ dân cày, việc không thành, anh chuyển sang chế tạo nhiều máy móc như rơ-móoc tự hành; giàn cày cải tiến, công suất gần gấp đôi so với giàn cày cũ nhưng tiết kiệm được 1/3 nhiên liệu; máy bơm xác mì (sắn) từ hầm chứa lên xe tải…

Giữa năm 2008, chiếc máy thối lá cao su được anh Hải và các cộng sự nghiên cứu chế tạo. Chỉ 1 nhân công điều khiển, mỗi ngày máy dọn dẹp được 25 ha, trong khi một công nhân quét 8 giờ chỉ được 0,5 ha. Máy giặt mủ được “Hai Lúa” chế tạo thu hoạch mủ cao su. Mồi giờ máy “giặt” được 800 kg mủ. Năm 2008, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cấp giấy chứng nhận “Điển hình sáng tạo Việt Nam” cho công trình nghiên cứu quy trình chăm sóc cao su tự động. Sản phẩm mới nhất của “Hai Lúa” là máy trồng mì…

Anh Đặng Thanh Lâm- 43 tuổi, ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình- đi bộ đội, phục viên về làm bảo vệ cho Công ty chế biến thủy sản ở Huế, rồi trở về quê. Năm 2008, anh chế tạo cối giã gạo bằng điện. Năm 2009, anh chế tạo máy uốn đai sắt. Năm 2010, anh cho ra đời chiếcmáy cẩu quay 360 độ đào đắp đất ở công trình thủy lợi. Năm 2012, anh làm được xe xúc lật gắn ben 180 độ “hai trong một” không chỉ bốc xúc nhanh mà còn vận chuyển được.

Mới đây- ông Lê Thanh Trị, ở Thanh Trị, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng- đang khẩn trương hoàn thiện 10 chiếc máy gieo hạt giống rau quả để kịp xuất khẩu sang Malaysia với giá 2.400 USD/chiếc. Là người không có bằng cấp chính quy nhưng từ năm 2011 đến nay, ông Trị đã xuất khẩu trên 20 chiếc máy sang Thái Lan, Malaysia.

Các sản phẩm của “các nhà sáng chế nông dân” nói trên đều không được đưa vào các dự án cấp nọ, bậc kia, họ đều tự bỏ tiền, công sức, được đón nhận bởi những nông dân chân lấm tay bùn, những người thợ nhọc nhằn...

Có lẽ nhiều nhà khoa học Việt Nam xem chuyện sáng chế của “các kỹ sư nông dân không bằng cấp” là chuyện nhỏ? Họ có những công trình từ lúc khởi thảo tới khi nghiệm thu đều có các hội đồng gồm các nhà khoa học có tên tuổi làm cố vấn, nhưng một bộ phận không nhỏ các nghiên cứu không áp dụng được vào thực tiễn, có những công trình vừa khánh thành đã vội hư hỏng! Đáng suy nghĩ lắm thay!                          

Nguyễn Duy Nghĩa

baocongthuong.com.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]