Những cây thuốc hay chữa bệnh đường tiết niệu

Cây kim tiền thảo thường dùng chữa sỏi niệu đạo, sỏi bàng quang, sỏi túi mật, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm thận phù thũng, viêm gan vàng da.

15.6037

Theo Sức khỏe và đời sống, y học cổ truyền gọi sỏi tiết niệu là chứng: sa lâm, thạch lâm hoặc cát lâm, gồm các triệu chứng chủ yếu: đau bụng, đau lưng, tiểu tiện ra máu, tiểu tiện khó...

Nguyên nhân do thấp nhiệt kết ở hạ tiêu, làm cặn nước tiểu đọng lại, nhỏ gọi là sa, to gọi là thạch. Sa và thạch làm trở ngại đến việc bài tiết nước tiểu gây ra tiểu tiện khó, ứ lại gây đau. Thấp nhiệt còn gây sốt, huyết ứ trệ gây chảy máu.

Chỉ định điều trị bằng thuốc y học cổ truyền cho các trường hợp sau

Kích thước sỏi nhỏ hơn 1cm ở niệu quản; trên phim sỏi tương đối nhẵn; số lượng sỏi nhiều mà phương pháp phẫu thuật hoặc tán sỏi có thể không lấy hết được sỏi; chống tái phát; chức năng của thận bình thường hoặc tổn thương nhẹ, sỏi thường một bên; bệnh nhân không chịu nổi phẫu thuật vì tuổi cao, thể trạng suy.

Kim tiền thảo trị các bệnh đường tiết niệu hiệu quả

Thể thấp nhiệt

Nguyên nhân: do ăn nhiều các thức ăn cay nóng béo ngọt hoặc nghiện rượu lâu ngày gây nên thấp nhiệt, thấp nhiệt lâu ngày làm cho cặn trong nước tiểu tụ thành sỏi.

Biểu hiện: tiểu tiện ra máu, kèm theo đau quặn bụng, tiểu tiện nhiều lần, đái buốt, miệng đắng họng khô, bụng dưới tức trướng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt, mạch huyền hoạt.

Thể can uất khí trệ

Nguyên nhân: do tinh thần không thư thái, cáu giận tổn thương can, gây nên can uất khí trệ, khí trệ không tuyên thông uất hóa hỏa, hỏa uất ở hạ tiêu, ảnh hưởng khí hóa của bàng quang, mà dẫn tới tiểu tiện khó, đau, tiểu không hết bãi.

Biểu hiện: tiểu tiện ra máu, đái buốt, đái dắt, ấn vùng then đau, ngực sườn đầy trướng, chất lưỡi tối hoặc có ban ứ huyết, mạch huyền sáp.

Thể thận âm hư suy

Sỏi lâu ngày không khỏi, thấp nhiệt gây hao thương chính khí, hoặc tuổi già, bệnh lâu ngày cơ thể bị hư nhược, hoặc tiên thiên bất túc, lao lực quá độ, dẫn tới thận âm suy hư, âm hư hỏa vượng, hư hỏa bức huyết vong hành gây nên tiểu tiện ra máu.

Biểu hiện: tiểu tiện ra máu không ngừng, bụng dưới trướng đầy, lưng gối mềm yếu, đầu váng tai ù, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm, chất lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sác.

Cây thuốc hay trị bệnh đường tiết niệu

Kim tiền thảo

Vnexpress cho biết, kim tiền thảo còn gọi là vẩy rồng, mắt trâu, đồng tiên lông, tên khoa học Desmodium styracifolium (Osb.) Merr., thuộc họ đậu.

Cây nhỏ cao 40-80cm, mọc bò. Thân rạp xuống, đâm rễ ở gốc rồi mọc đứng. Cành non hình trụ, khía vằn và có lông nhung màu rỉ sắt.

Lá mọc so le gồm một hoặc ba lá chét, dài 2,5 - 4,5cm, rộng 2 - 4cm; lá chét giữa hình mắt chim, các lá chét bên có hình bầu dục – mắt chim, mặt trên lá có màu lục, nhẵn, mặt dưới lá có lông trắng bạc và mềm.

Cụm hoa chùm hay chùy ở nách lá hay ở ngọn, có lông mềm, thường có lá ở gốc các hoa. Hoa màu hồng, xếp 2 - 3 cái một. Quả thõng, hơi cong hình cung, có 3 đốt. Mùa hoa tháng 6 - 9, quả tháng 9 - 10.

Mã đề

Cây mã đề còn gọi là xa tiền thảo, su ma (Tày), nhả én dứt (Thái), nằng chấy mía (Dao), tên khoa học Plantago major L., thuộc họ Mã đề - Plantaginaceae.

Cây thảo sống lâu năm, cao 15-20cm, thân ngắn. Lá mọc thành cụm ở gốc, có cuống rộng, ngắn hơn phiến; phiến lá hình thìa hay hình trứng, có 2-3 gân lá hình cung.

Hoa nhỏ màu trắng, xếp thành bông dài, mọc đứng. Quả hộp nhỏ hình cầu, chứa 6-18 hạt. Hạt nhỏ tròn hay bầu dục, to 1-1,5mm, màu đen bóng. Mùa hoa quả tháng 5-8.

Trạch tả

Cây trạch tả còn gọi là mã đề nước, tên khoa học Alisma plantago - aquatica L., thuộc họ Trạch tả - Alistaceae.

Cây thảo, cao 40-50cm, có thân rễ hình cầu hay hình con quay, màu trắng. Lá dai, phiến lá hình trái xoan – mũi mác, giống lá mã đề, cuống lá dài bằng phiến, có bẹ to mọc ốp vào nhau thành hình hoa thị. Cụm hoa chùy to, cao 30-120 cm, lưỡng tính, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng hoặc hơi hồng, nhị 6, lá noãn 20-30 đính theo một vòng. Quả bế dẹp. Mùa hoa quả tháng 10-11.

Trạch tả mọc hoang ở những nơi ẩm ướt (đầm ao, ruộng…) và cũng được trồng để lấy thân rễ làm thuốc. Người ta thu hái thân rễ vào mua thu, rửa sạch, cạo hết rễ nhỏ, phơi hoặc sấy khô, bảo quản nơi khô ráo để dùng. Khi dùng, có thể sao vàng hoặc tẩm rượu hay tẩm muối, sao vàng.

Cây dứa dại

Cây dứa dại còn gọi là dứa gai, dứa gỗ, tên khoa học Pandanus odoratissimus L.f (P.tectorius Park, ex Z.), thuộc họ Dứa dại.

Cây nhỏ, phân nhánh ở ngọn, cao 2-4m, với rất nhiều rễ phụ trong không khí thòng xuống đất. Lá ở ngọn các nhánh, hình dải dài 1-2m, trên gân chính và hai bên mép có gai nhọn. Bông mo đực ở ngọn cây, thõng xuống, với những mo màu trắng, rời nhau, hoa rất thơm; bông mo cái đơn độc, gồm rất nhiều lá noãn.

Cụm quả tạo thành một khối hình trứng dài 16-22cm, có cuống, màu da cam, gồm những quả hạch có góc, phẳng và thành bướu ở đỉnh, với hạch rất cứng, nhiều cạnh, xẻ thành nhiều ô.

Trái dứa (thơm, khóm)

Trái dứa là loại trái cây nhiệt đới, chứa nhiều chất bổ dưỡng. Theo Đông y, trái dứa có vị chua ngọt, tính bình, tác dụng giải khát, sinh tân dịch, trợ tiêu hóa, nhuận trường.

Thường dùng trong các trường hợp: thiếu máu, thiếu khoáng chất, ăn uống khó tiêu, xơ cứng động mạch, viêm khớp, thống phong, rối loạn tiêu hóa dạ dày - ruột.

Dùng quả thật chín gọt bỏ vỏ, bỏ mắt, để tươi hoặc ép lấy nước uống. Nên ăn với một chút muối ớt để khỏi bị rát lưỡi.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]