Những dấu hiệu nhận biết bạn bị thiếu máu

Hậu quả của việc thiếu máu là cơ thể mệt mỏi nặng, làm việc chóng mệt, hay ngủ gà ngủ gật. Hay bị ngất, hoa mắt, chóng mặt, ù tai khi đang ngồi mà đứng dậy.

15.6037

Mắt nhợt nhạt

Theo Khỏe và đẹp, bạn có thể dễ dàng phát hiện tình trạng thiếu máu bằng cách nhìn vào mắt. Khi kéo căng mí mắt và nhìn vào bên dưới nó, bạn sẽ thấy phần trong mí mắt trở nên nhợt nhạt.

Nhức đầu

Những người bị thiếu máu thường phàn nàn về việc thường xuyên bị nhức đầu. Việc thiếu hồng cầu khiến não bị thiếu ô xy, gây nhức đầu.

Rụng tóc

Đây cũng là một đấu hiệu chứng tỏ bạn đang thiếu máu. Khi da đầu không tiếp nhận đủ chất dinh dưỡng từ cơ thể, bạn sẽ bắt đầu bị rụng tóc với tốc độ nhanh.

Mệt mỏi

Dấu hiệu khác của thiếu máu là cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Bởi vì lượng hồng cầu trong cơ thể thấp sẽ ảnh hưởng đến tốc độ oxy hóa tạo ra năng lượng cho cơ thể.

Đi lại khó khăn

Khi bị thiếu máu não, bạn khó có thể đi lại thuận lợi. Các chuyên gia khuyên rằng: ngay khi cảm thấy đứng không vững, bệnh nhân cần tìm cách dựa vào đâu đó hoặc nhẹ nhàng ngồi xuống; tránh để mất thăng bằng, dễ bị ngã ra đằng sau.

Hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ

Những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt sẽ ghé thăm bất kỳ lúc nào.Người bệnh cũng hiếm khi có được một giấc ngủ sâu. Khi thức dậy dễ cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm việc.

Tay nhợt nhạt

Khi bạn nhấn ngón tay của một người khỏe mạnh, nó sẽ chuyển sang màu đỏ bởi tất cả máu đều được ép vào đầu ngón tay. Nhưng nếu bạn bị thiếu máu, ngón tay của bạn sẽ có màu trắng nhợt nhạt.

Da nhợt nhạt

Những người thiếu máu thường trông mặt rất nhợt nhạt, làn da không hồng hào mà vàng vọt, xanh xao.

Điều trị thiếu máu như thế nào?

Cũng theo Trí thức trẻ, các tin tốt là, khi được chẩn đoán thiếu sắt, người bệnh sẽ được điều trị sớm. Trên thực tế, việc điều trị khá đơn giản và hiệu quả. Người bệnh có thể uống thêm thuốc bổ sung sắt hàng ngày hoặc tăng lượng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất sắt như gan, đậu, các loại hạt, trái cây sấy khô, ngũ cốc, cá, gia cầm và các loại rau lá xanh.

Bổ sung quá nhiều sắt vào cơ thể cũng không tốt vì nó dẫn đến thừa sắt. Vậy nên, đừng bao giờ bắt đầu dùng thuốc bổ sung sắt mà không tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Mặc dù việc bổ sung sắt có thể tăng cường hàm lượng sắt trong cơ thể một cách nhanh chóng nhưng bạn cũng cần phải tiến hành cẩn thận.

Nếu bạn thấy mình mệt mỏi hơn, yếu hơn hoặc khó thở hơn bình thường thì rất có thể bạn bị thiếu sắt. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được làm những xét nghiệm và kiểm tra cần thiết để chẩn đoán chính xác nhất và có biện pháp khắc phục phù hợp. Vì thiếu sắt chính là thiếu máu.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc


Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]