Hội chứng down là một rối loạn di truyền (xuất hiện nhiễm sắc thể thứ 21). gây ra tình trạng chậm phát triển và một số vấn đề tâm thần khác. Trẻ bị hội chứng down thường có khuôn mặt và những biểu hiện khác nhau.
Tuy nhiên, những trẻ này vẫn có những dấu hiệu đặc trưng nhất định, bao gồm:
Cơ thể
- Cổ ngắn
- Đầu nhỏ
- Có khuôn mặt bằng phẳng và mũi nhỏ
- Tai nhỏ và có hình dạng bất thường
- Lưỡi hơi thè
- Mắt xếch lên trên
- Cơ bắp nhão, dây chằng lỏng lẻo
- Tròng đen mắt có đốm trắng
- Bàn tay và bàn chân nhỏ
- Ngón tay ngắn
- Ngón tay thứ năm chỉ có một rãnh uốn thay vì hai rãnh
- Khoảng cách thưa giữa ngón chân đầu tiên và ngón thứ hai
- Có vấn đề về tim, ruột tai hoặc bị khó thở
- Dị tật tim bẩm sinh
- Thị lực kém
- Đục thủy tinh thể
- Bị bệnh bạch cầu
- Ngưng thở khi ngủ
- Béo phì
- Suy giáp
Hành vi và nhận thức
- Phán đoán kém
- Xung lực
- Chậm phát triển ngôn ngữ
- Nhận thức kém hoặc không có
- Khả năng tập trung ngắn
- Dưới mức thông minh bình thường
- Quá trình phát triển chậm lại
- Sa sút trí tuệ
Một số trẻ sơ sinh bị bệnh down vẫn có kích thước cơ thể bình thường, nhưng sẽ chậm phát triển và lùn hơn những trẻ cùng tuổi.
Không có cách nào để chữa bệnh down, tuy nhiên bố mẹ vẫn có thể phát hiện sớm những biểu hiện bệnh ở trẻ để kịp thời đưa đến các trung tâm giáo dục hoặc chương trình trị liệu đặc biệt dành cho trẻ mắc hội chứng down. Việc này sẽ giúp các bé hòa nhập và có những cơ hội tốt hơn trong cuộc sống . Tại đây, các bé sẽ được học các kỹ năng giác quan, kỹ năng xã hội, khả năng tự giúp đỡ, kỹ năng vận động cùng với khả năng ngôn ngữ và nhận thức.
Nhiều người bị hội chứng đown vẫn sống đến 50 tuổi và có cuộc sống thành công trong cộng đồng của họ. Họ cũng có thể đi học, có việc làm và trở nên độc lập hơn.
Nhật Mỹ (Dịch theo Mayoclinic)