Những điều cần biết về cholesterol

Cholesterol rất cần cho sự hoạt động của màng tế bào sợi thần kinh cũng như việc sản xuất một số hoóc môn trong cơ thể.

0
>
 

Cholesterol bám vào thành mạch máu, gây xơ vữa.

Tuy nhiên, việc có quá nhiều cholesterol trong máu lại gây xơ vữa động mạch và có thể gây tai biến chết người.
 
Cholesterol được lấy từ 2 nguồn: cơ thể tự sản xuất ra và thức ăn chứa cholesterol. Trong cơ thể, cholesterol được sản xuất chủ yếu ở gan (80%); còn trong thức ăn, nó có nhiều ở thịt, sữa, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật (tim, gan, bầu dục) và gia cầm.
 
Ở người bình thường, hàm lượng cholesterol máu luôn hằng định, chỉ khi nó tăng quá cao mới gây tăng cholesterol máu mà dân gian gọi nôm na là “tăng mỡ máu”.
 
Cholesterol không hòa tan trong máu. Do đó khi lưu thông, nó phải được bao quanh bằng một lớp áo protein, còn gọi là lipoprotein, gồm 2 loại lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng cao (HDL).
 
LDL chuyên chở hầu hết cholesterol của cơ thể và nếu có nhiều trong máu, thành động mạch sẽ bị đóng mỡ và xơ vữa; vì vậy nó được gọi là cholesterol “xấu”. Ngược lại, HDL lấy cholesterol ra khỏi máu và ngăn chúng thâm nhập thành động mạch, được gọi là cholesterol “tốt”.
 
Khi cholesterol máu cao, lượng cholesterol dư thừa sẽ đóng trên thành các động mạch mang máu đến nuôi tim. Chúng sẽ tạo thành những mảng bám trên thành động mạch và làm cho động mạch cứng lại, hay còn gọi là “xơ vữa động mạch”, hiện tượng này gây hẹp mạch máu và làm hàm lượng máu đến nuôi tim bị giảm hay tắc nghẽn hoàn toàn.
 
Khi thiếu máu nuôi, tim sẽ bị thiếu oxy, từ đó gây nên “Cơn đau thắt ngực” hay “nhồi máu cơ tim” có thể dẫn đến tử vong. Cholesterol cao là nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mạch, tình trạngï xơ mỡ động mạch xảy ra một cách từ từ nên bệnh nhân có thể không hay biết gì.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cholesterol:

Khẩu phần: Ăn nhiều chất béo no hay quá nhiều năng lượng sẽ làm tăng LDL và cholesterol toàn phần, gây xơ mỡ động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...

Tăng cân quá mức: Chỉ số khối cơ thể BMI được khuyến cáo nên trong khoảng 18,5 - 22,9. Từ 23 trở lên là dư cân.

Thiếu vận động cơ thể: Nếu tăng hoạt động cơ thể sẽ làm tăng HDL và làm giảm LDL.

Di truyền: Một số gene trong gia đình có thể chi phối cách tiêu thụ và xử lý cholesterol.

Tuổi và giới: Cholesterol máu ở cả 2 giới bắt đầu tăng ở tuổi 20. Phụ nữ trước tuổi mãn kinh thường có mức cholesterol thấp hơn nam giới cùng tuổi. Sau mãn kinh, nồng độ LDL tăng và nguy cơ tim mạch cũng tăng theo.

Hút thuốc lá: Sẽ làm giảm HDL.

Từ sau tuổi 20, bạn nên kiểm tra mỡ máu 5 năm môth lần. Sau tuổi 50, định kỳ này nên rút ngắn: mỗi năm 1 lần. Dựa vào kết quả, bạn sẽ điều chỉnh chế độ ăn, hoạt động thể lực và nếu cần thì điều trị bằng thuốc đặc hiệu.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]