Những điều phụ nữ hiện đại cần biết về bệnh phụ khoa

(Webphunu.net) - Cuộc sống hiện đại, môi trường làm việc và chế độ nghỉ ngơi thất thường là thủ phạm gây ra các bệnh phụ khoa ở nữ giới

15.5976
Ban đầu khi có một vài dấu hiệu khác thường chị em thường bỏ qua mà không nghĩ rằng đó là dấu hiệu ban đầu của bệnh chỉ khi khó chịu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt mới chú ý. Đa phần chị em đi khám khi bệnh đang trong giai đoạn phát triển gây trở ngại trong việc điều trị

1. Viêm âm đạo


Viêm âm đạo là bệnh thường do kí sinh trùng, nấm hoặc viêm lộ tuyến tử cung gây ra. Bệnh thường có biểu hiện rõ nét nhất là ngứa nhiều ở vùng âm hộ, khí hư bất thường (có màu trắng đục, loãng, có bọt nếu bị viêm do kí sinh trùng và đặc như bột, có ánh trắng nếu bị viêm nhiễm do nấm).

Khi bị viêm, âm đạo thường có màu đỏ (trường hợp bị viêm do kí sinh trùng) hoặc màu đỏ tím (nhiễm trùng nấm).

Phụ nữ có thai, người bị bệnh tiểu đường hoặc những người dài ngày sử dụng các loại thuốc kháng sinh phổ biển rộng đều dễ phát sinh viêm âm hộ do khuẩn nấm gây nên. Những chị em không giữ gìn vệ sinh cẩn thận trong sinh hoạt hàng ngay hoặc trong hoạt động tình dục cũng có thể dễ bị viêm âm đạo, thậm chí là viêm âm hộ.

Những phụ nữ bị rách cổ tử cung, nạo hút nhiều lần làm hủy hoại lớp biểu mô lát kép quanh cổ tử cung và biểu mô trụ từ trong cổ tử cung lan ra thay thế nên gây nên lộ tuyến, biểu mô trụ này sẽ gặp phải môi trường axit của âm đạo nên dễ bị viêm.

Viêm âm đạo thường được điều trị bằng thuốc đặt âm đạo. Tuy nhiên, để thuốc đặt hiệu quả, chị em cần thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Kinh nguyệt thất thường



Kinh nguyệt thất thường có thể ảnh hưởng tới khả năng thụ thai ở phụ nữ


Chu kì kinh nguyệt bị cho là thất thường nếu:

- Thời gian giữa các chu kỳ thay đổi (nhanh hơn hoặc chậm hơn bình thường)

- Lượng máu kinh nhiều hơn hoặc quá ít hơn bình thường

- Số ngày thấy kinh dài hoặc ngắn hơn bình thường
 
Chu kì kinh nguyệt không đều có thể gặp ở những bạn gái khi mới có kinh (ở tuổi dậy thì). Thời gian này, cơ chế hormone trong cơ thể chị em chưa được hoàn thiện hết và ổn định nên chu kì kinh nguyệt cũng chưa đều theo. Phụ nữ bước vào tuổi mãn kinh cũng có những thay đổi hoặc rối loạn về hormone estrogen nên có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, phụ nữ trưởng thành đều có thể rơi vào hoàn cảnh chu kì kinh nguyệt không đều ở bất kì thời điểm nào. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, cụ thể như:

- Ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không hợp lý hoặc có xáo trộn (thay đổi chế độ ăn, giờ ngủ hay lịch sinh hoạt một cách đột ngột)

- Trạng thái tâm lý không ổn định (những tâm trạng tiêu cực như stress, căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi... )

- Tiếp xúc với môi trường không tốt (tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường độc hại như các chất hóa học, sinh học...)

- Một số bệnh khác cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt là: rối loạn tuyến giáp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, u xơ hay lạc nội mạc tử cung...

Kinh nguyệt không đều là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự thụ thai thuận lợi ở người phụ nữ. Vì vậy, chị em nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lí để giữ sức khỏe sinh sản của mình được tốt nhất.
 

3. Huyết trắng bệnh lí
 

Huyết trắng bệnh lý xuất hiện có thể do vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến viêm nhiễm đường sinh dục, sự xâm nhập và phát triển của vi nấm Candida albicans, trùng roi Trichomonas vaginalis vào tử cung hoặc âm đạo phụ nữ, rối loạn nội tiết… Huyết trắng bệnh lý có màu vàng sậm, xanh, trắng đục… đóng thành váng, có mùi hôi hoặc tanh, kèm theo những triệu chứng như ngứa, nóng rát âm đạo, âm hộ, tiểu gắt, giao hợp đau…
 
Các triệu chứng của huyết trắng bệnh lý gây ra cho chị em cảm giác khó chịu, đánh mất sự tự tin trong cuộc sống và sinh hoạt vợ chồng hàng ngày. Tuy bệnh không khó chữa trị hay gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng thực tế nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Đối với phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết tố, giảm sức đề kháng, thân nhiệt tăng nên dễ bị nhiễm nấm gây ra bệnh huyết trắng. Nếu chữa khỏi, bệnh lý không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu huyết trắng do nấm để kéo dài, không điều trị sẽ làm viêm nhiễm, thủng màng ối non và rỉ màng ối dẫn đến sinh non.

4. Đau bụng kinh


Nguyên nhân gây đau bụng kinh là do niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu (trường hợp này gọi là thống kinh nguyên phát); do thiếu vi chất hoặc do các bệnh lý khác (gọi là thống kinh thứ phát).

Ở tuổi dậy thì, đau bụng kinh xảy ra vì nguyên nhân nguyên phát do lượng hormone tiết ra tăng khiến tử cung tăng co bóp, không phát hiện tổn thương ở tử cung. Đau bụng kinh thứ phát thường xảy ra ở những người nhiều năm hành kinh không đau nhưng nay mới đau, nguyên nhân có thể là do chít lỗ tử cung, u xơ ở eo tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm dính nội mạc… Và những nguyên nhân này nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến vô sinh.
 

Đau bụng kinh - Dấu hiệu bệnh lí phụ khoa nguy hiểm

Đau bụng kinh không nguy hiểm nhưng nó khiến các chị em thấy đau đớn, mệt mỏi, lo lắng, thậm chí nhiều người phải nghỉ học, nghỉ việc vì đau dữ dội. Nếu không được điều trị kịp thời, những cơn đau kéo dài có thể gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, suy giảm sức khỏe. Đau bụng kinh còn có thể là dấu hiệu báo trước của một số bệnh lý phụ khoa như bệnh lạc nội mạc tử cung, làm tắc ống dẫn trứng hoặc các bệnh lý phụ khoa khác nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiên trọng, đặc biệt là khả năng sinh sản.
 

 5.  Bệnh ở tuyến vú


Đối với phụ nữ hiện đại thì áp lực trong công việc và cuộc sống cũng là một lý do quan trọng làm gia tăng nguy cơ ung thư vú.

Các chuyên gia giải thích rằng, yếu tố tâm lý và tinh thần có thể ảnh hưởng đến các bộ phận cơ thể và hệ thống nội tiết. Nhiều phụ nữ bận rộn vì áp lực công việc sẽ dễ bị lo lắng, áp lực tinh thần nên sự rối loạn hệ thống nội tiết càng dễ xảy ra. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra ung thư vú và các ung thư phụ khoa khác.

Những bệnh ở tuyến vú mà chị em có thể gặp là tăng sản tuyến vú, u xơ vú, tiết dịch ở đầu vú và ung thư vú... Để phòng bệnh ở tuyến vú, tốt nhất chị em nên tạo cho mình thói quen đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tránh thức quá khuya.

Ngoài ra, việc tự kiểm tra vú theo định kì cũng có thể giúp phát hiện sớm những khác biệt ở vú. Chị em nên chọn một thời điểm nhất định trong tháng để tiến hành kiểm tra, tốt nhất nên kiểm tra sau khi hết kinh nguyệt được vài ngày vì ở thời điểm này, ngực mềm nhất, dễ sờ nắn và phát hiện bất thường nhất.

Chị em có thể đứng trước gương tự quan sát xem 2 bên nhũ hoa có đối xứng, đầu nhũ hoa có gì khác thường, phần da có chỗ nào lồi lõm bất thường. Sau đó, nằm trên giường, dùng 2 tay kiểm tra xem có khối hay cục cứng nào dị thường ở vùng vú.

Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe sinh sản, phòng bệnh phụ khoa, chị em nên bỏ thói quen thức khuya và tập cho mình thói quen đi khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần.
Huyền Trang tổng hợp


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]