Những người không nên ăn dứa và các món ăn từ dứa

Dứa là một trong những loại trái cây rất tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều vitamin và các dưỡng chất bổ ích. Tuy nhiên, không phải ai cũng được khuyến khích ăn dứa và các món chế biến từ dứa.

15.6139
  • 1

    Phụ nữ mang thai

    Phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú không nên ăn quá nhiều dứa tươi, đặc biệt là dứa chín rục. Trọng lượng dứa tươi trong khẩu phần ăn không được vượt quá 60g, còn đối với dứa chín rục là 20g. Bởi chất pepin trong dứa tuy có tác dụng điều trị bệnh viêm họng, kích thích tái tạo mô thanh quản nhưng lại làm suy giảm hàm lượng hormone estrogen, gây tắc sữa và giảm magnesium. Các bà mẹ đang mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú nếu ăn quá nhiều dứa có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

  • 2

    Người bị dạ dày không nên ăn dứa

    Những người bị đau dạ dày cần chú ý ăn kiêng nhiều loại thực phẩm, trong đó có dứa. Hàm lượng cao chất axít hữu cơ và một số enzyme trong dứa sẽ hạn chế sự phát triển của protein, tăng viêm loét niêm mạc dạ dày khiến bệnh đau dạ dày của bạn càng trở nên nghiêm trọng hơn.

  • 3

    Người bị tăng huyết áp

    Dứa là một trong những loại trái cây là người cao huyết áp cần tránh trong thực đơn. Bới dứa có chứa chất serotonin (5 - hydroxytryptamine, 5 -  HT). Đây là một dược chất có tác dụng làm tăng huyết áp nhờ cơ chế co thắt huyết quản và tạo hưng phấn thần kinh cao. Do đó, những người có tiền sử bệnh cao huyết áp khi ăn dứa thường có biểu hiện nóng bừng mặt, đau đầu, choáng váng… và tăng nguy cơ xuất hiện các cơn huyết áp kịch phát.

  • 4

    Người có tiền sử viêm da cơ địa, dị ứng không nên ăn dứa

    Những người có tiền sử bệnh viêm da cơ địa và dị ứng da cũng nên nói không với dứa tươi và các món ăn chế biến từ dứa. Men bromelin, một loại enzym trong dứa có tác dụng thủy phân protit hiệu quả. Theo kết quả của một số nghiên cứu y khoa, chức năng thủy phân của men bromelin sẽ kích thích sản sinh các histamin sau khi ăn khoảng 15 phút gây những hiện tượng khó chịu cho cơ thể như: lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại... Thậm chí đối với những trường hợp nặng, người bệnh có thể cảm thấy khó thở, tức ngực.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]