Phân biệt chứng ngủ ngáy sinh lý và ngủ ngáy bệnh lý ở trẻ

Nhiều bà mẹ trẻ lo lắng không biết nguyên nhân tại sao trẻ lại thường xuyên ngủ ngáy và liệu đây có phải là triệu chứng cảnh báo con đang gặp vấn đề nào đó về sức khỏe không?

15.5995

Thể lực và sự năng động trí tuệ của bé phụ thuộc vào chất lượng giấc ngủ của bé. Một giấc ngủ dài là những giai đoạn xen kẽ lẫn nhau trong đêm (giấc ngủ sâu, giấc ngủ ngắn). Muốn phát triển bình thường và khỏe mạnh, bé cần trải qua tất cả các giai đoạn đó.

Khi bé ngủ bạn hãy đến cạnh giường và theo dõi giấc ngủ của bé xem bé trở mình bao nhiêu lần, tư thế ngủ có thoải mái không, nhịp thở có đều không? Bình thường thì nhịp thở của bé phải đều và nhẹ. Tiếng khò khè hoặc có dấu hiệu ngáy cần được quan tâm chú ý ngay.

Nếu chỉ là hiện tượng một vài lần thì bạn không cần lo lắng. Nhưng nếu đó là hiện tượng lặp lại thường xuyên thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ ngay.

Khi nào được coi là trẻ ngủ ngáy sinh lý?

Bác sĩ nhi khoa Parineeta Tiwari thuộc bệnh viện Primus ở New Delhi Ấn Độ cho biết ngáy chỉ là hiện sinh lý bình thường của trẻ. Nguyên nhân có thể là do bé bị ngạt mũi, gỉ mũi làm cản trở đường thở của bé dẫn đến hiện tượng ngáy.

Trên thực tế, khi thở luồng hơi di chuyển làm ma sát với gỉ mũi dẫn đến phát ra âm thanh lớn – tiếng ngáy. Các bé càng lớn tiếng ngáy càng nhỏ dần vì khoang mũi và đường thở rộng hơn nên luồng khí ít ma sát.

Cũng theo tiến sĩ nhi khoa Bijal Srivastava của Ấn Độ thì ngáy là hiện tượng sinh lý bình thường ở những em bé mới sinh. Nguyên nhân là khoang mũi và đường thở của bé quá hẹp dẫn đến ma sát không khí phát ra âm thanh gây ra tiếng ngáy. Trẻ càng lớn thì càng ít ngáy to, do khoang mũi rộng ra.

Ngoài ra một số trẻ khác ngáy là do bị dị ứng. Trong trường hợp này các mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và can thiệp sớm.

Bên cạnh đó, bà Tiwari cũng cho rằng một số trẻ ngủ quá sâu khiến cơ quan vùng họng ở trạng thái thả lỏng dẫn đến luồng khí va đập vào thành họng gây ra tiếng ngáy.

Với hiện tượng ngáy sinh lý các mẹ không nên quá lo lắng vì chúng không gây hại cho sức khỏe của bé.


Chứng ngủ ngáy bệnh lý ở trẻ

Thông thường trẻ càng lớn sẽ càng ít ngáy và âm thanh càng nhỏ dần. Tuy nhiên nếu trẻ từ 3-10 tuổi mà vẫn ngủ ngáy có thể do trẻ gặp các bệnh lý.

Khi ngủ, các cơ họng mềm ra và tuyến thở hẹp hơn bình thường. Bất cứ sự viêm nhiễm nào hoặc amiđan to ra đều cản trở không khí. Việc hít vào khó khăn vì vậy các cơ họng rung, do đó mới có tiếng khò khè.

Viêm amiđan: là bệnh trực tiếp liên quan đến đường hô hấp. Khi amiđan bị viêm, tính chất bảo vệ đường hô hấp bị tê liệt vì vậy vi trùng có thể xâm nhập. Những biểu hiện ban đầu thường xuất hiện vào ban đêm: ho khan, nhịp thở dồn dập và to, mũi nghẹt.

Nếu không chữa trị ngay, amiđan sẽ bị viêm và chặn đường thở của mũi. Bé sẽ nói “không ra hơi” và chỉ thở được bằng miệng. Bác sỹ sẽ khuyên dùng thuốc rửa họng, xịt, và các thuốc đặc trị khác. Cần thực hiện lời khuyên của bác sỹ để sớm giải quyết vấn đề.

Dị ứng: cũng có thể gây ra tiếng ngáy. Khi đường hô hấp bị viêm, không khí khó lọt qua được nên gây ra tiếng khò khè. Để “giải tỏa”, bạn cần dùng các loại kẹo ngậm và thuốc chống dị ứng họng. Đặc biệt là phải đến gặp bác sỹ ngay để loại bỏ nguyên nhân gây dị ứng.

Hiện tượng ngừng thở bất thường được chuẩn đoán khi bé có tiếng khò khè ngắt đoạn, không đều và tương đối to. Bạn rất dễ nhận ra những đoạn thở chậm. Sau mỗi đợt thở như vậy, bé thường rùng mình và hít vào vài hơi. Ngoài các loại thuốc, cần phải có chế độ ăn uống hài hòa, các bài tập cho cơ quan phát âm.

Cấu tạo của cơ họng cũng có thể là lý do của việc bé khó thở khi ngủ. Có thể do đường thông mũi hẹp, hoặc vì lý do bẩm sinh hoặc tai nạn, vòm mũi bị lệch. Bạn chớ nên trì hoãn việc gặp bác sỹ. Nếu gặp phải trường hợp này, cần phải sớm phẫu thuật để loại bỏ tiếng ngáy. Bé sẽ được gây mê toàn thân khi phẫu thuật.

Khắc phục chứng ngủ ngáy ở trẻ

Để khắc phục chứng ngáy ngủ ở trẻ mẹ cần lưu ý những điều sau:

- Sử dụng máy tạo ẩm để tăng độ ẩm trong phòng giúp bé dễ thở hơn khi ngủ.

Nên đọc

- Dùng nước muối sinh lý nhỏ vào mũi cho bé từ 5-7 giọt vào mỗi bên mũi trước giờ đi ngủ như thế sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn.

- Dùng dầu khuynh diệp nhỏ lên cổ áo, gối của bé để giúp bé dễ thở hơn trong lúc ngủ.

Lưu ý nên hạn chế dùng dụng cụ hút mũi để làm sạch mũi cho bé vì chúng có thể gây tổn thương niêm mạc mũi bé.

Cách phòng tránh hiện tượng ngủ ngáy cho trẻ

- Thường xuyên vệ sinh mũi cho bé đặc biệt là trước khi đi ngủ.

- Lau dọn không gian chơi đùa của bé sạch sẽ và giữ cho phòng ngủ của bé thoáng đãng, có độ ẩm cần thiết.

- Loại bỏ các tác nhân có thể gây dị ứng cho bé.

- Tập cho bé nằm nghiêng ngủ thay vì nằm ngửa.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]