Phân biệt và điều trị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do vi rút gây ra, nghĩa là không thể điều trị bằng kháng sinh.Vì vậy, cha mẹ có thể chăm sóc và điều trị bệnh cho trẻ tại nhà.

15.6117

Theo báo Sức khỏe đời sống, cha mẹ cần chú ý phân biệt bệnh tay chân miệng với các bệnh khác để có cách điều trị phù hợp.

Phân biệt và điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ

Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Một số bệnh có triệu chứng giống bênh tay chân miệng:

- Với các bệnh có biểu hiện loét miệng như: viêm loét miệng với vết loét miệng sâu, tái phát, đáy có dịch tiết.

- Các bệnh có phát ban da: sốt phát ban, dị ứng, viêm da mủ; thủy đậu: phỏng nước nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.

- Nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu: mảng xuất huyết hoại tử trung tâm.

- Sốt xuất huyết: chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc.

Do đó cần chẩn đoán sớm và chính xác để điều trị kịp thời, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Báo Dân trí cũng cho biết, bệnh tay chân miệng không có thuốc đặc trị. Bệnh thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Bệnh do vi rút gây ra, nghĩa là không thể điều trị bằng kháng sinh. Các thuốc chống vi rút cũng không hiệu quả trong điều trị bệnh tay chân miệng.

Điều trị

Có thể giảm nhẹ triệu chứng ở trẻ bằng cách:

- Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước (tốt nhất là nước thường hoặc sữa; tránh những đồ uống có tính a xít như cô ca hay nước cam)

- Cho trẻ ăn thức ăn mềm như khoai tây nghiền và súp, vì việc ăn và nuốt sẽ khá khó khăn

- Dùng thuốc điều trị triệu chứng

Phòng ngừa bệnh lây lan

Bệnh tay chân miệng rất dễ lây. Cách tốt nhất để tránh mắc bệnh và lây lan bệnh là tránh tiếp xúc gần với người bệnh và:

- Luôn rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi thay tã cho trẻ, và trước khi chuẩn bị thức ăn

- Khuyến khích trẻ bị bệnh rửa tay thường xuyên

- Tránh dùng chung vật dụng với người nhiễm bệnh

- Đảm bảo các bề mặt làm việc luôn sạch sẽ

- Giặt chăn ga gối hoặc quần áo có thể dính nước bọt, dịch từ mụn nước hoặc phân bằng nước nóng

Với nơi làm việc, trường học và nhà trẻ

Nếu trẻ bị bệnh tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học trong khi trẻ thấy mệt. Trẻ có thể đi học trở lại ngay khi thấy khỏe hơn. Không cần bắt trẻ nghỉ học cho đến khi nốt mụn nước cuối cùng liền hằn, vì rồi tất cả nốt mụn nước sẽ liền.

Tuy nhiên, đây chỉ là lời khuyên. Từng trường và cơ sở nuôi dạy trẻ có thể từ chối không nhận trẻ cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn.Những lời khuyên này cũng áp dụng cho người lớn bị bệnh tay chân miệng muốn biết khi nào có thể đi làm trở lại.

Thuốc tham khảo: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Mỹ Linh

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]