Phục hồi vận động sau đột quỵ như thế nào?

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật và để lại nhiều di chứng về tâm thần kinh và là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.

15.6004

Những vấn đề người bị đột thường gặp phải

Loét da do bất động

Theo VOV, triệu chứng này thường gặp ở các bệnh nhân bị liệt vận động nặng hoặc hôn mê sau đột quỵ. Việc tập vận động sớm, thay đổi tư thế nằm của bệnh nhân thường xuyên (từ 1 – 2 giờ) và sử dụng các loại nệm có bơm hơi có tác dụng tốt trong việc hạn chế biến chứng này.

Viêm phổi, ho hít sặc

Đây là nguyên nhân có thể gây tử vong sau đột quỵ. Nó thường gặp ở các bệnh nhân bị hôn mê, hoặc mất chức năng nuốt. Sau khi đánh giá chức năng nuốt, thầy thuốc có thể chỉ định đặt ống nuôi ăn khi cần thiết.

Đối với các bệnh nhân bị rối loạn chức năng nuốt lâu dài, việc mở dạ dày ra để đưa thức ăn trực tiếp vào dạ dày qua thành bụng có tác dụng hạn chế nguy cơ viêm phổi do hít sặc với độ an toàn cao.

Khi cho ăn qua đường ống, dung dịch dinh dưỡng nên được truyền nhỏ giọt qua ống nuôi ăn, cần cho bệnh nhân nằm ở tư thế đầu cao, và duy trì tư thế này sau khi ăn ít nhất 1 giờ sau đó.

Cũng theo Sức khỏe và đời sống, năm 2005, theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, cả nước có khoảng 5,3 triệu người tàn tật. Trong đó, khuyết tật vận động chiếm tỉ lệ cao nhất 51,9%; khó khăn về học hành chiếm 12,2%; khó khăn về nhìn chiếm 12,2%, khó khăn về nghe nói chiếm 7,6%; rối loạn tâm thần là 9,2% và động kinh chiếm 6,9%. Vì vậy, việc giúp người bệnh phục hồi vận động sau đột quỵ, nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống bình thường được xem là vấn đề vô cùng cấp thiết và quan trọng.

Phục hồi vận động sau đột quỵ

Hồi phục sau một cơn đột quỵ là một quá trình xảy ra tự nhiên. Một phần ba bệnh nhân đột quỵ có thể phục hồi các chức năng vận động một cách hoàn toàn, 1/3 cải thiện chức năng vận động 1 phần, và 1/3 còn lại không có cải thiện.

Quá trình phục hồi vận động xảy ra phần lớn trong 3 – 6 tháng đầu, và có thể tiếp tục cho đến 2 năm hoặc hơn. Vì vậy, bệnh nhân không nên mất hy vọng nếu bị liệt vận động nặng. Sau đột quỵ, nên bắt đầu điều trị phục hồi các chức năng vận động tại thời điểm sớm nhất khi có thể.

Mục tiêu của việc tập phục hồi chức năng với sự trợ giúp của kỹ thuật viên vật lý trị liệu, bao gồm:

- Phục hồi các chức năng vận động tại phần cơ thể bị liệt: tập ngồi, đứng, đi bộ…

- Phục hồi các chức năng khác: ăn uống (chức năng nuốt), ngôn ngữ giao tiếp, tự thay quần áo, tắm rửa…

- Cải thiện các rối loạn về mặt tâm thần, cảm xúc.

Sức khỏe và đời sống cho biết, hiện nay, nhiều phương pháp trong điều trị giúp phục hồi vận động sau đột quỵ đã được chứng minh có hiệu quả như:

Y học hiện đại có phương pháp dùng thuốc giúp chống co cứng cơ như: tiêm Botilinum toxin nhóm A.

Phương pháp không dùng thuốc của y học hiện đại gồm: vật lý trị liệu, điện trị liệu, liệu pháp tâm thần, liệu pháp ngôn ngữ, liệu pháp nghề nghiệp...

Y học cổ truyền cũng có nhiều nghiên cứu trong phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ được chứng minh có hiệu quả như: dùng thuốc Hoa đà tái tạo hoàn, Bổ dương hoàn ngũ thang, thể châm, điện châm...

Đặc biệt, hiện nay, phương pháp châm cứu cải tiến là phương pháp được chứng minh mang lại hiệu quả cao trong phục hồi vận động cho người bệnh sau đột quỵ.

Đây là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi tại một số bệnh viện như: Đại học Y Dược TPHCM, Y học cổ truyền TPHCM... đem lại nhiều hiệu quả cho người bệnh sau đột quỵ.

Ngày nay, việc hiểu biết và áp dụng kết hợp các phương pháp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền sẽ giúp bác sĩ có nhiều lựa chọn, góp phần nâng cao hiệu quả phục hồi vận động cho bệnh nhân sau đột quỵ.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]