Thiên chức của chị em phụ nữmang thai và sinh con, đây là quá trình sinh lý rất bình thường, đã là phụ nữ ai cũng sẽ một lần mang thai và sinh con. Nhưng trong quá trình mang thai, thường gặp những vấn đề khó chịu, khiến chị em phụ nữ lo lắng, nhưng tất cả đều là điều bình thường và chị em cần phải vượt qua nó để đón những đứa con xinh. Nguyên nhân của những hiện tượng này là do thay đổi nội tiết tố lúc mang thai. Cùng điểm qua những triệu chứng dưới đây để biết cách khắc phục nhé!

Ốm nghén:

Là hiện tượng xuất hiện trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, có thể sảy ra bất cứ lúc nào trong ngày là cho chị em luôn cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, trong thời gian ốm nghén, nên chọn những đồ ăn mình thích, tránh những đồ ăn làm bạn thấy buồn nôn. Có thể chia thành nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít. Trong khi nghén chị em cũng có thể gặp trường hợp ợ chua, đau rát giữa lồng ngực. Nguyên nhân của hiện tượng này là do nội tiết gây mềm và giãn van tâm vị nên chất chua trong dạ dày trào ngược trở lại thực quản. Để hạn chế các hiện tượng ốm nghén nên uống một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ và nâng cao đầu giường hoặc sử dụng thêm gối để gối đầu.

Chảy máu chân răng:

Khi mang thai, chị em thường mắc chứng viêm và chảy máu chân răng, đặc biệt sau khi đánh răng, bởi các cơ quan này thường mềm, phì đại hơn và dễ bị tổn thương hơn khi chị em mang thai. Các tổ chức quanh cổ răng sưng lên và khiến cho mảng bám tích tụ lại ở chân răng dẫn đến viêm quanh răng hoặc sâu răng.

Bị chuột rút:

Hiện tượng cơ bắp co thắt, gây đau ở cẳng chân và bàn chân và hiện tượng thường sảy ra nhiều vào ban đêm làm thai phụ đau và tỉnh giấc giữa đêm. Các trường hợp chuột rút thường gặp nhiều ở 3 tháng đầu thai kỳ, nghén nặng nôn nhiều, thiếu các vi chất như canxi gây nên chuột rút. Thai phụ nên bổ xung canxi, Vitamin D để hạn chế tình trạng này.

Chứng táo bón

Hormon progesterone trong thời kỳ mang thai làm chùng giãn các cơ ruột khiến cho các nhu động ruột giảm đi và gây ra chứng táo bón. Chị em nên ăn những thức ăn có nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Nên chọn những loại rau củ có tính nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau đay, khoai tây, bí đỏ, đu đủ chín, chuối chín… nếu có nhu cầu đi ngoài, hãy đi ngay. Nhưng nếu táo bón kéo dài thì đó có thể nguyên nhân gây bệnh trĩ. Và đặc biệt, trong thai kỳ mà mắc bệnh trĩ không nên dùng thuốc nhuận tràng.

Đái dắt, đái són:

Đái dắt có thể gặp ở thai 3 tháng đầu thai kỳ do tử cung lớn lên trong tiểu khung, chèn ép vào bàng quang và giảm dần trong những tháng tiếp theo của thai kỳ. Nếu thấy buốt mỗi khi đi tiểu thì nên đi khám bác sĩ vì rất có thể đó là triệu chứng của nhiễm khuẩn đường tiểu. Đái són lại thường gặp trong 3 tháng cuối, nguyên nhân là do cơ sàn chậu yếu và do em bé ngày một lớn ép lên bàng quang. Và để khắc phục tình trạng này bạn nên đi tiểu thường xuyên, tập luyện cơ sàn xương chậu đều đặn theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Viêm âm đạo do nấm:

Khi mang thai, dịch âm đạo sẽ tiết ra nhiều hơn, nhưng không đau hoặc rát. Bạn có thể nhận thấy cửa mình tăng tiết chất nhầy (huyết trắng) nhưng nếu có hiện tượng ngứa vùng kín , hay đau rát khi đi tiểu thì có thể bạn đã gặp vấn đề về viêm âm đạo hoặc nấm âm đạo. Tuy nhiên, chị em cần phải chữa khỏi bệnh trước khi em bé ra đời để bé không bị lây bệnh từ mẹ khi ra đời. Chị em cần phải vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, thường xuyên thay quần lót, tránh thụt rửa âm đạo, không nên sử dụng các loại xà phòng có độ tẩy cao để rửa âm hộ, tránh mặc quần lót bằng vải nilon, nếu ngứa và khí hư ra nhiều kèm tiểu rát cần khám phụ khoa ngay để được chỉ định dùng thuốc đặt chữa viêm âm đạo kịp thời.