Thay đổi bệnh tiểu đường từ những hành vi đơn giản nhất

Đến thăm làng “Thay đổi bệnh đái tháo đường”, khách ngạc nhiên bởi những hoạt động mang tính giáo dục cộng đồng chuyên nghiệp, thông tin thiết thực và thông điệp thay đổi bệnh đái tháo đường từ những hành vi đơn giản nhất.

15.6037

Bắt đầu từ 6/11 đến hết 14/11, Làng “Thay đổi Bệnh Đái tháo đường” được dựng lên trong công viên Thống Nhất, quận hai Bà Trưng, Hà Nội.

Người dân đến thăm Làng "Thay đổi bệnh đái tháo đường"
Đây là hoạt động do Bộ Y Tế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Hội Chữ Thập Đỏ đồng tổ chức với sự hỗ trợ của Công ty Novo Nordisk. 

Tại TP.HCM, Làng “Thay đổi Bệnh Đái tháo đường” sẽ được tổ chức từ 11/11 - 14/11 tại nhà thi đấu Nguyễn Du, Quận 1 cũng với sự hỗ trợ từ Công ty Novo Nordisk. 

Đây là điểm đến cần thiết của người dân Hà Nội và TP.HCM trong tuần này.

Bệnh đái tháo đường là gì?

Trong cơ thể chúng ta, glucose đóng vai trò quan trọng. Có glucose, các tế bào mới có thể tạo ra năng lượng giúp con người hoạt động như học tập, làm việc, vui chơi,… Còn insulin đóng vai trò làm “chìa khóa” đưa đường (glucose) vào tế bào.

Thế nên khi insulin bị giảm tiết hoặc ngừng tiết, lượng đường trong máu không giải phóng thành năng lượng được sẽ khiến đường trong máu tăng cao, đồng thời cơ thể mệt mỏi, khát nhiều, đói nhiều và tiểu nhiều. Khi đó, cơ thể đã mắc bệnh đái tháo đường.

Bạn có nguy cơ bị đái tháo đường không?

Hãy thử làm một kiểm tra nhỏ. Nếu bạn có 7 trong số điều sau, bạn có nguy cơ đấy:

1. Thường xuyên khát nước và ăn nhiều hơn trước đây?
2. Thường xuyên đi tiểu hơn không?
3. Đột nhiên sụt nhiều cân?
4. Vết thương khó lành?
5. Luôn trong trạng thái mệt mỏi?
6. Thường xuyên nhiễm nấm âm đạo?
7. Rối loạn sinh hoạt vợ chồng?
8. Gia đình có người thân mắc bệnh đái tháo đường?
9. Thị lực giảm nhanh?

Khu vực tư vấn về dinh dưỡng cho người đái tháo đường
Tại Làng “Thay đổi Bệnh Đái tháo đường”, bạn cũng sẽ được kiểm tra đường huyết và tư vấn miễn phí các thông tin có liên quan về bệnh.

Chế độ ăn uống và vận động khi bị bệnh đái tháo đường?

Nếu đang sống cùng bệnh đái tháo đường, bạn nên biết rõ chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với chế độ vận động thích hợp để duy trì đường huyết. Cụ thể hơn, người mắc bệnh đái tháo đường cần giảm các loại thức ăn chiên xào và nhiều dầu mỡ, kết hợp với việc bổ sung các loại thức ăn nhiều chất xơ, rau cải và trái cây.

Tư vấn miễn phí cho người có nguy cơ mắc bệnh
Nếu đang trong tình trạng thừa cân, bạn nên bắt đầu giảm cân ngay bằng cách tập thể dục tốt hơn nhiều so với nhịn ăn hay sử dụng các thực phẩm giảm cân. Việc duy trì tinh thần thoải mái là rất quan trọng. Bạn có thể tham gia các lớp dạy ngồi thiền để giảm stress và hướng tinh thần lạc quan, yêu đời hơn, giúp cơ thể có thêm năng lượng chống lại bệnh.

Bệnh nhân đái tháo đường cần làm gì?

-    Chế độ ăn uống cân đối
-    Kiểm tra bàn chân thường xuyên
-    Tập một môn thể thao được bác sĩ đồng ý
-    Theo dõi thường xuyên đường huyết
-    Kiểm tra huyết áp thường xuyên
-    Khám mắt định kỳ

Làm gì khi có người thân bệnh đái tháo đường?

Gia đình nên hỗ trợ người bệnh lưu ý chế độ dinh dưỡng, khuyến khích vận động, giảm stress, giảm thức khuya, nhắc nhở việc uống thuốc và kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Ông Jesper Hoiland - Phó TGĐ cao cấp tập đoàn dược phẩm Novo Nordisk
Người thân cũng nên có kiến thức về việc xử trí các tình huống hạ đường huyết bất ngờ. Khi người bị đáo tháo đường ốm, gia đình cần khuyên đi bác sĩ ngay nếu bệnh hơn 2 ngày, làm thức ăn lỏng dễ tiêu, không bỏ tiêm insulin, kiểm tra đường huyết mỗi 4 giờ, uống nước và ăn thức ăn nhẹ, nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt…

Thúy Ngà

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]