Thay gan sống: Cơ hội vàng cho người bị bệnh gan

Dân trí Lá gan là bộ phận duy nhất có khả năng tái tạo sau khi bị cắt đi một phần và chính sự kỳ diệu đó mà kỹ thuật ghép gan hiến từ người sống đã mang đến hy vọng cho người mắc phải bệnh về gan ở giai đoạn cuối, một giải pháp mới thay vì phải chờ đợi lấy gan từ người chết mà đôi khi là vô vọng.

15.5925

Theo báo cáo của Tổ chức Mạng lưới trao đổi nội tạng (UNOS), số năm thọ của người được ghép gan lấy từ người sống cao hơn 5 năm so với người được ghép gan lấy từ người chết.

 

Tại Singapore, Bệnh viện thuộc đại học quốc gia là bệnh viện duy nhất tiến hành ghép gan, lấy gan hiến từ tử thi ghép cho bệnh nhân là người lớn. Tại đây cũng có thể tiến hành lấy một phần nhỏ gan người lớn còn sống để ghép cho trẻ em. Tuy nhiên, bệnh viện Gleneagle mới là nơi duy nhất mà một bệnh nhân có thể nhận gan hiến từ người còn sống với kỹ thuật LDLT.

 

Đây là một kỹ thuật có phạm vi rộng, liên quan đến 2 ca đại phẫu khác nhau. Ca phẫu thuật đầu tiên được tiến hành là cắt một phần gan từ người hiến và ca thứ hai là ghép phần gan đó cho người nhận kết hợp với quá trình bình phục và phục hồi chức năng cho cả hai.

 

Giám đốc chương trình LDLT của bệnh viện Gleneagles chỉ ra rằng đây là một cuộc phẫu thuật liên quan đến tính mạng con người và có sự phối hợp của rất nhiều các chuyên gia y tế cao cấp. Các bác sĩ sẽ phải cắt bỏ gan bị bệnh và thay thế vào đó một phần của gan lấy từ người khoẻ mạnh (thường là cha mẹ, anh chị em ruột hoặc người thân trong gia đình).

 

Có ít nhất 20 bác sĩ chuyên khoa được huy động trước, trong và sau phẫu thuật để chăm sóc cho người cho và nhận.

 

TS Tan Kai Chah, người đi tiên phong trong chương trình LDLT cho biết: “Đây là một ca phẫu thuật lớn và bệnh nhân sẽ trong tình trạng yếu sau phẫu thuật. Vì vậy mà không ai muốn thậm chí một chiếc răng sâu sẽ huỷ hoại đi tất cả. Người nhận gan phải được kiểm tra và chữa trị từ những căn bệnh nhỏ nhất. Ví như cần phải được một nha sĩ kiểm tra răng chẳng hạn, nếu có bất kỳ chiếc răng nào bị sâu hoặc lung lay thì cần phải nhổ đi hoặc hàn ngay.

 

Hay với bệnh nhân có gan bị bệnh thì khả năng đông máu sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, cần có các bác sĩ chuyên khoa về huyết học để hỗ trợ bệnh nhân. Bởi nếu bệnh nhân gan phải nhổ răng thì có khả năng máu sẽ chảy cả ngày hôm đó.

 

Các chuyên gia tâm thần học cũng có mặt để đảm bảo cả người nhận và người hiến gan đều nhận thức rõ tình hình và biết việc họ đang làm. Kể cả những rủi ro của cuộc phẫu thuật. Và còn rất nhiều những bác sĩ ở các chuyên khoa khác thăm khám, chữa trị cho bệnh nhân.

 

Rủi ro dẫn đến cái chết đối với người hiến là khoảng 1/500. Tuy nhiên phần lớn người nhận gan sẽ chết nếu không được phẫu thuật.

 

LDLT - chủ đề trọng tâm của chương trình Hội thảo về chuyên đề gan 2007: Cấy ghép gan trong thế kỷ 21 được tổ chức vào trung tuần tháng 5 năm 2007 tại bệnh viện Gleneagles, Singapore với sự tham dự của bác sĩ Paul Joseph Thuluvath, Giám đốc trung tâm nghiên cứu gan và các bệnh về gan thuộc Bệnh viên Johns Hopkin, Hoa Kỳ và các bác sĩ hàng đầu thực hiện phẫu thuật của Tập đoàn Y tế Parway.

 

Tại hội thảo này, bác sĩ Tan Kai Chah, Bác sĩ phẫu thuật các bệnh về gan/ ghép gan, bệnh viện Gleneagles, Singapore đã trình bày về kỹ thuật cấy ghép gan tại bệnh viện Gleneagles. Và Bác sĩ  Paul Joseph Thuluvath đã tiên lượng về kết quả cấy ghép gan. Các vấn đề về kiểm soát tình trạng suy gan cấp tính, Cấy ghép gan cho các trường hợp bệnh ác tính, Kiểm soát virus viêm gan B & C sau ghép gan, và hiện trạng ghép gan tại Châu Á cũng đã được đề cập trong chương trình này.

 

Và 250.000 đôla Singaporechi phí trọn gói để thực hiện ca phẫu thuật như thế này (tương đương với 2,5 tỷ đồng Việt nam). Chi phí đó còn đáng giá hơn cả một cánh tay và một đôi chân nếu như bạn muốn phóng đại cảm giác của mình. Tuy nhiên bạn sẽ phải trả khoảng 6,8 tỷ đồng Việt nam cho một ca phẫu thuật ghép gan như vậy tại Mỹ hay Nhật bản.

Những chuyên gia nào sẽ có mặt trong ca phẫu thuật?

 

Trong suốt thời gian phẫu thuật, ba bác sĩ phẫu thuật cần phối hợp làm việc trên gan người hiến và ba bác sĩ phẫu thuật khác làm việc trên gan người nhận. Mỗi nhóm đều cần một bác sĩ gây mê riêng. Ngoài ra còn có một bác sĩ phẫu thuật dự bị.

Các chuyên gia về xạ trị cũng tham gia phẫu thuật, họ tiến hành siêu âm để đảm bảo rằng gan hiến sẽ được đặt đúng chỗ và dòng máu lưu thông bình thường.

 

Một chuyên gia về thận cũng tham gia để đảm bảo chức năng thận của cả người cho và nhận, đặc biệt là thận của người nhận hoạt động bình thường. Đồng thời sẽ có chuyên gia về mặt bệnh truyền nhiễm, chuyên gia tim mạch và thần kinh cũng được huy động vào kíp mổ này.

 

Các vấn đề cần chuẩn bị để đảm bảo cho một ca phẫu thuật hoàn hảo:

 

Đầu tiên là quá trình thẩm định trước phẫu thuật, bao gồm xét nghiệm và xạ trị để đảm bảo gan cho và nhận là thích hợp và kiểm tra xem họ có đủ sức khoẻ để đáp ứng cho cuộc phẫu thuật hay không, công tác thẩm định còn tiếp tục theo dõi tình trạng sức khoẻ sau phẫu thuật. Tuy nhiên không phải ai bị bệnh gan cũng được chỉ định ghép gan, bác sĩ sẽ chỉ định ghép gan tuỳ vào từng ca bệnh cụ thể và chỉ khi lá gan đã không còn hoạt động được nữa. 

 

Y tá đóng vai trò rất quan trọng, được đào tạo đặc biệt và có các nhân viên hỗ trợ khác như kỹ thuật viên, các thiết bị đặc biệt liên quan đến LDLT - như một loại dung dịch trong bảo quản gan sau khi cắt và trước khi ghép gan. Một túi dung dịch bảo quản gan như vậy mất khoảng 9 triệu đồng Việt nam và thường cần từ 3 - 4 túi cho người được ghép gan.

 

Có hai phòng phẫu thuật được sử dụng trong quá trình ghép gan cùng với thuốc đặc trị trước và sau phẫu thuật. Mỗi loại thuốc có chi phí khoảng 45 triệu đồng và mỗi bệnh nhân nhận gan cần hai loại thuốc như thuốc chống thải ghép và thuốc tiêm để bảo vệ thận của người nhận gan.

 

Tiếp đó là chu kỳ thẩm tách gan cho người nhận trước phẫu thuật cũng tốn khoảng 50 triệu đồng và tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bệnh nhân có thể cần 5 đến 8 chu kỳ hoặc nhiều hơn.

 

Các loại thuốc chưa đăng ký bản quyền sẽ không được sử dụng trong ca phẫu thuật này mặc dù giá thành có thể rẻ hơn. Và cuối cùng, người bệnh sẽ được chăm sóc tích cực theo yêu cầu với phòng hậu phẫu đạt tiêu chuẩn cao cấp nhất hiện nay.

 

 

 

Hai mẹ con bà

Hatheejal Beevi 

Nhưng tất cả đều đáng với chi phí phải bỏ ra, đó là sự hài lòng của những người như anh Mohamad Eusot, 34 tuổi, công nhân chế biến dầu và mẹ của anh, bà Hatheejal Beevi 62 tuổi, người được nhận gan từ con trai mình.

 

Bà Hatheejal Beevi bị sơ gan cổ trướng, trước khi phẫu thuật bà phải uống 25 loại thuốc mỗi ngày. Sau khi được ghép gan một tuần bà đã sinh hoạt bình thường với chế độ ăn như người bình thường, luyện bài tập thể dục đạp xe đạp trên máy tập 30 phút cho mỗi buổi sáng và chiều, và chỉ phải uống 5 loại thuốc mỗi ngày giúp chống thải ghép gan.

 

Còn anh Mohamad Eusot, người cho gan, đã quay trở lại công việc bình thường sau 6 tuần phẫu thuật. Và chỉ sau 6 tháng lá gan của anh đã phát triển lại được 70% so với một lá gan bình thường.

 

Hàng năm bệnh viện Gleneagles thực hiện hơn 30 ca ghép gan như vậy.

 

Nhị Kiều

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]