Tìm hiểu về cảm cúm và cách phòng ngừa cho bé

Thời tiết ban ngày hiện nay trời vẫn còn nắng nóng nhưng ban đêm không khí lại se lạnh, độ ẩm tăng cao, nắn

0

Cảm cúm là một bệnh lý do siêu vi trùng gây ra, có các biểu hiện như chảy nước mũi, nghẹt mũi, kèm với các triệu chứng toàn thân và các triệu chứng khác như đau cơ và sốt có thể không có hoặc biểu hiện nhẹ. Trẻ em rất dễ bị cảm cúm, nhất là vào những lúc thời tiết thay đổi hay khi chuyển mùa.

Trong khi một người trưởng thành trung bình sẽ mắc từ hai đến ba lần cảm lạnh trong một năm thì đối với trẻ em, các bé có thể bị mắc cảm lạnh từ bốn đến tám lần trong năm. Những bé trong độ tuổi từ sáu đến mười tuổi có nguy cơ nhiễm cảm lạnh cao nhất, và rất dễ dàng bị mắc cúm.Ngoài ra, trẻ em cũng là đối tượng lây truyền và bị nhiễm rất cao.

Bệnh cảm cúm là gì?

Cảm Cúm là một căn bệnh hô hấp truyền nhiễm (cơ quan hô hấp phía trên). Bệnh này do một loại siêu vi tấn công mũi, họng và phổi gây ra, làm tổn thương niêm mạc của miệng, mũi, cuống họng và phổi.

Bệnh cúm khác với bệnh cảm lạnh như thế nào?

Bệnh cảm lạnh thường chỉ ảnh hưởng tới vùng đầu, còn bệnh cúm gây ra các triệu chứng như nhức mỏi người, sốt và cực kỳ mệt mỏi. Một đứa trẻ bị cảm lạnh thường có thể tiếp tục duy trì các hoạt động bình thường nhưng một đứa trẻ bị cúm thường cảm thấy đau yếu đến mức không thể vui chơi được.

Cảm cúm hay xảy ra vào mùa lạnh


Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh. Trẻ em thường bị cảm cúm 6-7 lần trong một năm, trong có khoảng 10-15% trẻ bị cảm cúm nhiều hơn 12 lần/năm. Trong năm đầu tiên đi nhà trẻ, trẻ em có tần suất mắc bệnh cao hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, tần suất mắc bệnh ở các nhóm trẻ đều giảm theo thời gian trẻ được chăm sóc ở các nhà trẻ.

Bệnh cảm cúm xảy ra quanh năm song tần suất bệnh cao nhất trong khoảng thời gian từ đầu mùa thu đến cuối mùa xuân. Tần suất bệnh cảm cúm cao nhất vào đầu mùa thu (tháng 8 đến tháng 10) và khoảng cuối mùa xuân (tháng 4 đến tháng 5).

Sự lây truyền của virus cúm
 
Các virus gây cảm cúm thường lây truyền bởi các hạt khí dung nhỏ, hạt khí dung lớn hoặc qua tiếp xúc trực tiếp. Siêu vi cúm ẩn trong nước mũi, nước miếng người bệnh. Bệnh truyền từ người bị cúm sang người chưa nhiễm, khi những hạt nước nhỏ li ti có chứa siêu vi cúm bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi họ ho, hắt hơi. Bắt tay, ôm nhau cũng có thể truyền bệnh.
 
Cảm-Cúm rất dễ lây lan. Ngay từ một ngày trước khi có triệu chứng, người bệnh đã có thể truyền virus cho người khác và tiếp tục truyền lan trong nhiều ngày kế tiếp.
 
Sau khi tiếp xúc với bệnh cúm bao lâu thì mắc bệnh?
 
Thời gian kể từ khi tiếp xúc với siêu vi gây bệnh cúm cho tới khi xuất hiện các triệu chứng là khoảng từ một cho tới bốn ngày, trung bình là khoảng hai ngày.
 
Biểu hiện khi nhiễm virus cúm
 
Các triệu chứng lâm sàng của cảm cúm thường xuất hiện 1-3 ngày sau nhiễm virus.
Triệu chứng đầu tiên là đau hay rát họng, sau đó là nghẹt mũi và chảy nước mũi. Triệu chứng đau họng thường qua đi rất nhanh, còn triệu chứng nghẹt mũi và chảy nước mũi nặng hơn vào ngày thứ 2 và thứ 3. Ho xảy ra 30% ở các trường hợp cảm cúm và thường xuất hiện sau khi có triệu chứng ở mũi. Cũng có thể có triệu chứng sốt kèm theo.
 
Thông thường, cảm cúm kéo dài trong 1 tuần lễ, chỉ có khoảng 10% các trường hợp kéo dài đến 2 tuần. Các biểu hiện lâm sàng của cảm cúm thường giới hạn ở đường hô hấp trên
 
Các biện pháp để phòng cảm cúm cho bé:
 
- Giữ ấm cho bé, nhất là phần cổ, chân và tay. Tránh mặc cho bé quá nhiều quần áo, ủ bé kỹ khiến bé nóng, ra nhiều mồ hôi, dễ mắc cảm lạnh.
 
- Bữa ăn của bé đầy đủ dưỡng chất và bổ sung các vitamin cho bé, đặc biệt là vitamin C. Tốt nhất, mẹ hãy bổ sung vitamin cho bé từ các nguồn thực phẩm tự nhiên.
 
- Khi bé có hiện tượng hơi ho, ho húng hắng hoặc sụt sịt, sổ mũi, mẹ cần cho bé đi gặp bác sĩ ngay để bé được điều trị kịp thời. Tránh để bé ho và sổ mũi lâu, dễ trở thành bệnh mãn tính.
 
- Thường xuyên làm thoáng không gian gia đình, chỗ ngủ, chỗ ở và vui chơi của bé. Nên để mở các cửa sổ để tạo sự lưu thông không khí trong gia đình. Đây là phương pháp giúp làm giảm bớt những virut có hại sống lâu trong không khí tồn đọng.
 
- Giữ sạch sẽ và vệ sinh thường xuyên các thiết bị, vật dụng trong gia đình, đặc biệt là những đồ vật bé hay sử dụng tới như điện thoại, bàn uống nước, điều khiến tivi, đồ chơi của bé...
 
- Thường xuyên giúp bé tập thể dục, vận động, tránh sự trì trệ, lười nhác vận động ở bé.
 
- Tạo cho bé một thói quen sinh hoạt điều độ: Ngủ đúng giờ, ăn đúng bữa và vui chơi có chừng mực.
 
Các nhóm thực phẩm có thể phòng chống cảm cúm

Thực phẩm có tính kiềm
 
Môi trường kiềm tính của cơ thể không có lợi cho sự sinh sôi của mầm bệnh, nếu có thể duy trì được môi trường kiềm tính thì độc tố cũng không thể đọng lại trong cơ thể, cho nên cần ăn nhiều thực phẩm kiềm tính. Thay đổi môi trường trong cơ thể chính là phương pháp tốt nhất để nâng cao khả năng miễn dịch.
 
Các thực phẩm tính kiềm: Táo, nho, cà chua, cà rốt, hải sản….

Thực phẩm có chứa vitamin A
 
Vitamin A làm ổn định tế bào da trên cơ thể, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi thiếu vitamin A, khả năng chống tế bào gây bệnh cũng giảm thấp, dễ lây nhiễm đường hô hấp.
 
Ăn nhiều các thực phẩm: sữa, trứng gà, cà rốt, rau, dầu cá…
 
Thực phẩm có chứa vitamin C
 
Vitamin C có tác dụng chống cảm nhiễm và rèn luyện khí lực. Vitamin C có tác dụng kháng thể, nâng cao khả năng miễn dịch, đẩy chất độc hại ra khỏi tế bào bạch cầu, khôi phục tế bào bị phá vỡ. Khi cảm cúm hay sốt, nồng độ vitamin C của tế bào bạch cầu có thể giảm thấp, cho nên cần chú ý bổ sung các thực phẩm chứa vitamin C.
 
Ăn nhiều các thực phẩm: Dâu tây, lê, cam quýt, ớt xanh, rau cần tây…
 
Thực phẩm có chứa kẽm
 
Kẽm có thể khống chế sự sinh sôi của mầm bệnh gây cảm lạnh, đồng thời tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
 
Nên cho bé ăn các thực phẩm: con hàu, thịt nạc, gan lợn, các loại cá, lòng đỏ trứng.


Theo Dinh dưỡng


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]