Nghiên cứu kéo dài 10 năm của Đại học Massachusetts và Harvard (Mỹ) về hiệu quả của
chất sắt non-heme (tìm thấy trong thực vật) cho thấy những
phụ nữ hấp thụ nhiều nhất khoáng chất này thông qua chế độ ăn của họ có
nguy cơ phát triển PMS thấp nhất.
Các nhà khoa học tin rằng sắt tham gia vào quá trình sản sinh serotonin – hóa chất trong não bộ giúp điều chỉnh
tâm trạng.
PMS biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau, có thể xảy ra trong 1-2 tuần trước khi phụ nữ tới “ngày đèn đỏ”, gồm: ứ dịch, căng ngực, tâm trạng thất thường, dễ cáu và mất hứng thú với chuyện
phòng the.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu được tiến hành trên 3.000 phụ nữ, tất cả đều không mắc
hội chứng tiền
kinh nguyệt khi
nghiên cứu bắt đầu.
Họ được yêu cầu hoàn thành các bảng câu hỏi khảo sát thường xuyên trong suốt 10 năm. Khi nghiên cứu kết thúc, đã có khoảng 1.057 phụ nữ được chẩn đoán mắc PMS.
Nhóm nghiên cứu phát hiện thấy những phụ nữ hấp thụ nhiều nhất chất sắt non-heme có tỷ lệ phát triển hội chứng PMS thấp hơn những phụ nữ khác.
Tiến sĩ Bertone-Johnson, tác giả nghiên cứu cho biết: “Hàm lượng sắt hấp thụ mà chúng tôi quan sát được ở những phụ nữ có tỷ lệ phát triển PMS thấp là hơn 20mg/ngày, cao hơn mức 18mg/ngày được khuyến cáo cho phụ nữ
tiền mãn kinh. Tuy nhiên,
hàm lượng sắt quá cao sẽ gây
phản tác dụng, bởi vậy, phụ nữ nên tránh dùng quá 45mg/ngày mà chưa tư vấn ý kiến bác sĩ”.
Quá nhiều sắt sẽ dẫn tới hiện tượng thừa sắt trong người khi sắt được tích tụ tại các cơ quan nội tạng trong nhiều năm, dẫn tới tiểu đường, ung thư gan,
viêm khớp và
suy tim.
AloBacsi.vn
Theo TTVN