10 thực phẩm tốt nhất cho bà bầu

Thật ra nhu cầu năng lượng khi mang thai tăng không nhiều, chỉ cần thêm 300-350 kal. Vậy nên bạn không cần “ăn cho 2 người”. Quan trọng nhất là phải ăn đủ chất, dưới đây là một số thực phẩm tốt cần thiết cho bà bầu

15.6027

1 Nước: Mỗi tế bào trong cơ thể bạn (và cả của bé nữa) đều cần nước để điều tiết nhiệt độ cơ thể, duy trì hệ miễn dịch, sự trao đổi chất, thải chất độc ...

Lời khuyên: Bạn hãy uống trà dành cho bà bầu, nước hoa quả. Quan trọng nhất là mỗi ngày bạn cần uống đủ lợng nước lọc cần thiết (2 lít)

2. Sữa: Bạn đang cần can-xi, vì vậy hãy uống thật nhiều sữa, sữa tươi thức uống tuyệt vời vào mùa hè nóng nực. Những chất dinh dưỡng có trong sữa sẽ giúp hình thành xương và răng của bé.
 
Lời khuyên: Bạn không thích (không thể) uống sữa? Vậy thì hãy thay thế bằng sữa chua, phó mát cứng, phó mát tươi.
 

Ảnh minh họa.

3. Ngũ cốc: Cung cấp chất hyđrát cácbon giúp cho hoạt động của hệ thần kinh và tiêu hóa được tốt.

Lời khuyên: Ngoài gạo, bánh mỳ bạn nên ăn các loại cháo lúa mạch.

4. Dầu thực vật: Cơ thể bà bầu cũng cần đến các loại dầu thực vật để giúp các loại vitamin nhóm A, E, D chuyển hóa dễ dàng.

Lời khuyên: Bạn hãy đa dạng hóa các loại dầu bằng cách dùng xen kẽ dầu hướng dương, dầu ô-liu, dầu mè... Cách bảo quản dầu: bạn hãy cất lọ dầu đã mở vào nơi tối và mát.

5. Cà rốt: Thành phần của củ cà rốt chứa tất cả các loại vitamin, trong đó quan trọng nhất là bê-ta ca-rô-tin giúp điều phối vitamin A, giúp cho tuyến mồ hôi và nước bọt hoạt động tốt.

Lời khuyên: Về tố chất, cà rốt cũng giống như các loại quả màu vàng khác. Vậy bạn hãy ăn thêm bí đỏ, ớt vàng...

6. Thịt: Khi mang thai, nhu cầu bổ sung chất đạm của cơ thể tăng 50%. Vì vậy, ăn thịt sẽ giúp cho cơ thể bé hình thành và phát triển tốt trong suốt quá trình mang thai. Hơn nữa thịt chứa nhiều chất sắt rất cần thiết cho việc tạo máu cho cơ thể.

Lời khuyên: Mặc dù thịt là nguồn cung cấp chất đạm nhiều nhất, nhưng bạn cũng nên ăn thêm cá, trứng, sữa, phó mát.

7. Táo: Với đầy đủ các vitamin, hyđrát cácbon, chất khoáng, v.v., đặc biệt là vitamin C, táo giúp cơ thể chống chọi lại dịch bệnh, giúp ngon miệng và ngủ tốt. Một vài lát táo cắt mỏng khi vừa ngủ dậy cũng giúp giảm buồn nôn vào buổi sáng.

Lời khuyên: Vitamin C cũng có trong các loại rau củ, trái cây khác.

8. Hạt điều, lạc: Về chất đạm các loại hạt điều có thể sánh ngang tầm với thịt và cá.

Lời khuyên: Bạn có thể ăn bất cứ loại hạt điều nào.

9. Cá biển: Trong thành phần của cá có chứa đến 20% chất đạm và 6% (có loại cá đến 20%) các loại chất không béo, và các loại vitamin E, D, B1, B2, B12 và chất iốt, phốt-pho, kẽm.

Lời khuyên: Bạn có thể chế biến rất nhiều món ăn từ cá.

10. Bắp cải. Giá trị lớn nhất của bắp cải là có chứa vitamin B9 (axít fiolic), giúp hệ thần kinh trung ương của bé hình thành đầy đủ.

Lời khuyên: Ngoài bắp cải trắng thông thường, bạn hãy ăn thêm bắp cải tím, xúp lơ xanh (brô-cô-li).

Ý kiến chuyên gia:

Thật ra nhu cầu năng lượng khi mang thai tăng không nhiều, chỉ cần thêm 300-350 kal. Vậy nên bạn không cần “ăn cho 2 người”. Quan trọng nhất là phải ăn đủ chất, chứ không quá chú trọng đến “lượng”. Bạn cần cung cấp đầy đủ các chất đạm, khoáng, vitamin, thường là gấp đôi bình thường.

-  Từ bỏ thói quen uống cà phê mỗi sáng. Bạn cần ăn bữa sáng đầy đủ với đạm, ngũ cốc, vitamin.

-  Không được bỏ bữa trưa và không được để đói bụng.

-  Dần chuyển sang chế độ ăn 5 bữa/ngày.

-  Ăn từng bữa nhỏ, nhai chậm, không ăn vội.

-  Đừng ép mình ăn. Hãy thay thế những món không ưa thích bằng những món khác nhưng phải bổ dưỡng.

-  Từ chối các loại bánh ngọt.
Theo Mẹ và Bé
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]