Điều trị ngộ độc thực phẩm

15.6116

- Có thể uống nước gây nôn nếu người bệnh từ 2 tuổi trở lên, còn tỉnh táo, mới ăn trong vòng 1 vài giờ và chưa nôn.

Có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Hoặc pha 1 cốc nước muối loãng rồi cho người bệnh uống, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. 

- Sau khi gây nôn để người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa 1 lít nước với một gói orezol hoặc nếu không có sẵn gói orezol thì có thể pha 1/2 thìa cà phê muối cộng với 4 thìa cà phê đường trong 1 lít nước rồi cho người bệnh uống để bù và chống mất nước cho cơ thể. 

Mặt khác, uống nước còn giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh nhằm hạn chế tối đa những tác hại mà độc tố sẽ mang lại. Đối với những trẻ 2-10 tuổi thì pha 1 gói orezol với 200ml nước rồi cho trẻ uống. 

- Hoặc uống than hoạt 1g/1kg hoặc Antipois (Bạch Mai) 2ml/1kg cân nặng cơ thể.

- Không gây nôn trong trường hợp bệnh nhân bị mê, co giật, uống axít, kiềm, xăng, dầu.

- Nếu bị co giật và ngừng thở, ngừng tim, phải cấp cứu cho bệnh nhân bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Nếu bệnh nhân hôn mê, để bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên phòng chất nôn sặc vào phổi.

- Gọi điện tới trung tâm chống độc (Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch mai) để được tư vấn.

- Gọi cấp cứu hoặc nhân viên y tế gần nhất hoặc người hỗ trợ nếu bệnh nặng, đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.

- Giữ lại thực phẩm nghi ngờ, bao gồm cả nhãn mác, thậm chí chất nôn của người bệnh để giúp cho việc xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

-  Khi thấy có nhiều người cùng bị ngộ độc thực phẩm: thông báo cho cơ sở y tế gần nhất, cơ quan y tế dự phòng hoặc chính quyền địa phương để các cơ sở y tế có thể kịp thời chuẩn bị đủ nhân lực đối phó trong trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra hàng loạt, các cơ quan chức năng có thể ngăn chặn kịp thời ngộ độc thực phẩm tiếp diễn.

 

Theo Suckhoedoisong.vn

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]