6 mẹo nhỏ để "dỗ" giấc ngủ sâu

Hiện nay có rất nhiều người mắc chứng khó ngủ. Chứng bệnh này chủ yếu là liên quan đến trạng thái tâm lý của chúng ta trước khi đi ngủ.

15.6028

Trên thực tế, những người không biết nghỉ ngơi đúng cách thì cũng sẽ khó lòng biết cách làm việc hiệu quả. Bởi vì, nếu ban đêm bạn có một giấc ngủ ngon thì ngày hôm sau bạn sẽ thấy cơ thể tràn đầy sinh lực sống và làm việc.


Chất lượng của giấc ngủ chính là chất lượng của sức khoẻ, vì thế hãy cố gắng "ngủ một mạch đến sáng" mỗi ngày.

Những yếu tố cần thiết để có giấc ngủ sâu

Để có giấc ngủ ngon, phòng ngủ của bạn cần thoáng, không bí hơi, cũng cần tránh gió lùa, hoặc quạt thổi thẳng vào người, cần mặc quần áo thoải mái.

Chỗ ngủ càng yên tĩnh càng tốt, vì tiếng động sẽ kích thích thần kinh mặc dù bạn đang say ngủ. Nếu bụng cảm thấy đói, nên ăn nhẹ. Nếu khát, phải uống. Nên "vứt bỏ" hết nỗi băn khoăn, lo lắng của công việc lẫn đời thường để "ngủ". Đừng suy nghĩ vẩn vơ làm thần kinh căng thẳng, suy nhược sẽ mất ngủ.

Bên cạnh đó, bạn cần tránh các yếu tố sau:

1. Giảm đồ uống có chứa cafein

Có thể với bạn, việc uống cafe trở thành thói quen hằng ngày, đến nỗi bạn không cảm nhận thấy chúng có tác động đến giấc ngủ.

Cafe là một trong những loại đồ uống chứa hàm lượng cafein cao nhất. Mọi người dùng nó mỗi khi cần tỉnh táo để làm việc.


Vì lợi ích sức khỏe của bạn, trong thời gian bạn khó ngủ, hãy ngừng uống cafe khoảng 3 ngày và thay vào đó bằng các đồ uống chứa hàm lượng cafein thấp hơn như chè hoa cúc La mã (một loại thảo dược).

2. Hạn chế đồ uống chứa cồn

Các loại đồ uống này chỉ khiến bạn có cảm giác mơ màng, không phải là một giấc ngủ đúng nghĩa và đó cũng chính là nguyên nhân khiến bạn trằn trọc và trở mình.

Trong những trường hợp bạn buộc phải uống thì nên uống thêm một cốc nước lọc sau mỗi cốc rượu hoặc bia. Chúng sẽ làm giảm lượng cồn trong cơ thể bạn và bạn sẽ không bị ngủ gà gật và tỉnh dậy vào 3 giờ sáng nữa.

3. Tránh đồ ăn nhiều đạm

Một số phụ nữ trong thời kỳ mang thai và những người ăn quá nhiều (thường có dấu hiệu tăng cân nhanh) có thể khó ngủ bởi chứng đầy bụng, khó tiêu hóa. Với trường hợp này, bạn nên tránh ăn những đồ hầm chứa nhiều thịt và đồ ăn nhiều đạm.

4. Bỏ công việc bên ngoài phòng ngủ

Không suy nghĩ đến công việc, ngay cả các công việc lặt vặt trong nhà trước khi lên giường. Ngoài ra, trước khi đi ngủ bạn có thể tắm nước ấm, đọc sách báo hoặc xem TV, nghe nhạc để tạo cảm giác thoải mái, thư giãn. Vì vậy, cũng nên tránh những gì gây xúc động mạnh.

5. Tập thói quen tốt khi lên giường

Bạn nên tập thói quen khi nằm lên giường là ngủ ngay, cũng như khi đã thức thì đừng nán lại trên giường. Thói quen này giúp cho bạn tránh khỏi những đêm trằn trọc mất ngủ.

Bạn cũng cần biết cơ thể mỗi con người có nhu cầu ngủ riêng. Không hề có con số nào ấn định số giờ ngủ cần thiết mỗi ngày là 7 hay 8 tiếng như nhiều người lầm tưởng. Nếu bạn ở tuổi trưởng thành và có thói quen ngủ mỗi ngày 5 tiếng, con số này không có gì là quá ít hay quá thiếu. Một người khác cùng tuổi bạn lại có giấc ngủ kéo dài hơn 10 tiếng, giấc ngủ này cũng không hẳn là nhiều.

Như vậy, bạn có thể ngủ 5 hay 10 tiếng, hoặc ít hơn, hoặc nhiều hơn, miễn sao cho cơ thể không thấy mỏi mệt, không buồn ngủ, không ngáp dài trong ngày hôm sau là được.

6. Cẩn thận khi dùng thuốc ngủ

Đôi khi trí óc căng thẳng, bị kích thích quá mức, bạn có thể dùng thuốc. Nhưng nên nhớ chỉ dùng thuốc hay các chất kích thích vào buổi sáng, trưa. Không nên dùng vào buổi chiều tối, vì đến tối lúc ngủ thuốc còn tác dụng sẽ kích hoạt hệ thần kinh, làm bạn không ngủ ngon được. Giấc ngủ sẽ chập chờn hoặc mộng mị.

AloBacsi.vn
Theo Hà Trang - Web Phụ nữ
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]