Bí quyết đẹp hơn bằng liệu pháp ngủ

Theo các chuyên gia bệnh viện Cleveland Clinic (CC) của Mỹ, một trong những yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe và tuổi thọ là ngủ đủ và chất lượng, riêng phụ nữ giấc ngủ còn giúp cải thiện vẻ đẹp, giảm nếp nhăn da và nhiều tác dụng vô hình khác. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.6009

Ngủ đẹp

  • 1

    Nên nằm ngửa khi ngủ:

    Cũng theo nghiên cứu của KI, hầu hết thời gian trong ngày là làm cho da bị chùng, bị xệ, bị nhăn vì phải cúi nhiều hoặc ở những tư thế bất lợi vì vậy khi về đêm nên nằm ngửa để giúp da thư giãn, nhất là da mặt, không nên ngủ úp mặt vào gối hoặc tư thế ép làm da nhăn nheo, nhất là khi duy trì thói quen này quá lâu.

  • 2

    Xoa kem dưỡng trước khi đi ngủ:

    Nếu có điều kiện, trước khi đi ngủ nên xoa một chút kem nhất là các loại kem có tác dụng làm giảm trứng cá, vết nám và vết nhăn. Riêng nhóm phụ nữ có làn da thô, khô và dầy thì dùng loại kem tăng ẩm hoặc tư vấn chuyên môn để sử dụng những loại kem cho phù hợp.

  • 3

    Không hút thuốc lá:

    Theo nghiên cứu, những người nghiện thuốc lá, kể cả phụ nữ thường có giấc ngủ không sâu, bị gián đoạn và hay thức giấc vào ban đêm vì cơ thể đói nicotin. Ngoài ra, nicotin còn can thiệp tới hệ thống thần kinh trung ương, làm cho cơ thể khó ngủ. Cũng theo theo nghiên cứu, những người hút thuốc lá có tỷ lệ mất ngủ cao gấp 4 lần so với những người không hút thuốc lá. Bên cạnh đó, thuốc lá còn có chứa tới hàng trăm hóa chất gây độc hại cho cơ thể, thủ phạm làm cho da chóng già, chóng bị lão hóa.

  • 4

    Ngậm miệng khi ngủ:

    Ngoài việc giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng thường xuyên vào buổi tối và buổi sáng thì tư thế ngủ, đặc biệt là ngủ ngậm miệng sẽ giúp giữ cho cơ thể không bị viêm nhiễm do không khí vào ra làm khô miệng, không bị ngạt mũi, không bị hỏng men răng và gây tổn thương răng lợi, vòm họng.

    Trường hợp bị ngạt mũi viêm họng thì nên dùng thuốc nhỏ mũi, tư vấn bác sĩ để khi ngủ không phải thở bằng miệng thay mũi.

  • 5

    Giảm ăn:

    Theo nghiên cứu, phần lớn những người ngủ kém là nhóm béo phì, dư thừa trọng lượng và do thiếu ngủ nên gây háu ăn, ăn nhiều, đặc biệt là những món giàu calo và carbohydrate. Ngoài ra, cơ thể của nhóm người này lại có lượng hormone háu ăn có tên là ghrelin rất cao nên nghiện ăn trong khi đó khả năng đốt mỡ của cơ thể lại giảm mạnh. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe chung và có giấc ngủ tốt thì nên duy trì khẩu phần ăn hợp lý, cân bằng và đủ chất để giữ trọng lượng cơ thể hợp lý. Riêng các bữa tối nên ăn ít hơn để giấc ngủ nồng hơn.

  • 6

    Không nên bỏ qua giấc ngủ trưa:

    Giấc ngủ tranh thủ ban ngày, đặc biệt là trưa được xem là vô cùng quan trọng, nó giúp phục hồi sức khỏe cho não, giảm mệt mỏi và hạn chế những cơn thức giấc vào ban đêm. Giấc ngủ trưa tốt nhất là dưới 30 phút, nếu ngủ quá dài cũng không tốt và tạo ra những thói quen bất lợi, ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.

  • 7

    Giảm stress:

    Để duy trì giấc ngủ chất lượng, mọi người cần duy trì cuộc sống thanh thản, không stress. Ngược lại nếu tâm trạng quá căng thẳng, lo âu thì giấc ngủ sẽ chập chờn và giấc ngủ càng kém thì stress lại càng cao, gây ra nhiều phản ứng tiêu cực, đặc biệt là làm cho da xấu, tóc rụng và dễ bị chùng da.

    Những người có rủi ro rụng tóc tóc, gẫy tóc cao thì nên thay đổi lối sống để giảm bớt căng thẳng, khi ngủ nên dùng gối lụa mềm, không nên gối đầu quá cao để tránh gây đau đầu và tổn thương đến tóc.

Một số bí quyết để tạo giấc ngủ tốt

  • 1

    Nên ngủ và dậy đúng giờ:

    Đây là cách làm nhằm tạo ra thói quen có lợi, giúp cho đồng hồ sinh học cơ thể hoạt động theo đúng quy luật.

  • 2

    Chú ý đến đồ ăn thức uống hàng ngày:

    Tránh ăn quá no, dùng quá nhiều đồ cay nóng, kích thích, giàu axít, cận giờ trước khi đi ngủ, nhất là vào bữa tối.

  • 3

    Trước giờ đi ngủ

    Không nên làm việc quá nhiều, xem tivi, phim ảnh hay sử dụng thiết bị giải trí quá nhiều trước giờ đi ngủ.

  • 4

    Duy trì cuộc sống vận động:

    Làm việc và luyện tập một cách khoa học, hạn chế cuộc sống tĩnh tại nằm nhiều, ngồi nhiều, mỗi ngày nên luyện tập thể thao từ 30-45 phút.

  • 5

    Nếu đã "hết sách" mà vẫn bị mất ngủ, mắc bệnh rối loạn giấc ngủ

    Nên đi khám, tư vấn và điều trị sớm, không nên cho rằng tự nó sẽ khỏi bởi mắc bệnh mất ngủ kinh niên còn liên quan đến nhiều chứng bệnh giấu mặt mà chỉ có khám bệnh cẩn thận mới hiểu rõ nguyên nhân.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]