Cách nào làm bệnh đái dầm biến mất ở trẻ?

Bệnh đái dầm không phải là bệnh khó chữa, có rất nhiều bài thuốc dân gian đã được các bà mẹ sử dụng để chữa khỏi căn bệnh này cho bé.

0

Đái dầm không thực tổn có thể là sự kéo dài hiện tượng đái không tự chủ sinh lý ở trẻ em, cũng có thể là thứ phát sau khi đã hết đái dầm không tự chủ sinh lý. Nó có thể là triệu chứng của một bệnh lý tâm thần hoặc cùng xuất hiện với các rối loạn cảm xúc và rối loạn hành vi. 

Có rất nhiều chia sẻ của các mẹ trên mạng xã hội về căn bệnh này. Một bà mẹ tâm sự: “Tôi có con trai 5 tuổi. Từ nhỏ tới giờ bé rất hay đái dầm. Lúc béđược 3 tuổi tôi có hỏi bác sĩ thì bác sĩ bảo không sao, con trai lúc nhỏ thường hay đái dầm, lớn lên sẽ hết. Cháu hay uống nước, tôi đã hạn chế tối đa việc uống ban đêm. Nhưng nay cháu đã 5 tuổi, mà tình trạng này vẫn còn. Tôi không biết phải làm sao?”.


Mặt khác, trẻ mắc bệnh đái dầm còn ảnh hưởng đến chất lượng sống của gia đình: “Các mẹ ơi thật khổ cho mình con gái lớn nhà mình đến nay vẫn thỉnh thoảng đái dầm đêm. Nếu bố mẹ không gọi dậy đi tiểu thì cháu sẽ lại đái ra giường. Bây giờ đã rất lớn 9 tuổi rồi nhưng vẫn đái dầm. Mình cũng đã cho đi châm cứu nhưng không ăn thua. Mình biết là nhiều khi ở đâu đó có những mẹo rất kỳ lạ bệnh tự khỏi nhưng cũng chưa dám áp dụng vì thấy hơi ghê. Không biết có phương thuốc dân gian nào hiệu quả cho bé nhà mình không?”.

Bệnh đái dầm ở trẻ em có liên quan đến một hoặc nhiều điều sau đây:

– Bàng quang của trẻ phát triển chậm hơn bình thường

– Bàng quang chứa ít nước tiểu hơn bình thường

– Do di truyền. Nếu bố mẹ có xuất hiện đái dầm lúc còn nhỏ thì nhiều khả năng con cũng bị đái dầm.

– Sự suy giảm của vasopressin (một loại hormone làm giảm quá trình sản xuất nước tiểu).

Bệnh đái dầm không phải là bệnh khó chữa, có rất nhiều bài thuốc dân gian đã được các bà mẹ sử dụng để chữa khỏi căn bệnh này cho bé.

Tổ bọ ngựa trên cây dâu


Tổ bọ ngựa trên cây dâu hay còn có tên gọi khác là tang phiêu tiêu 4-12g, phá cố chỉ 4-12g, thố ty tử (hạt cây tơ hồng) 2-8g, đảng sâm 4-12g, ích trí nhân (quả ré) 2-8g, ba kích (dây ruột gà) 2-8g. Tất cả các dược liệu trên bạn mang nấu với 400ml nước sắc còn 60-100ml, chia 2 lần cho bé uống trước mỗi bữa ăn.

Thịt chó

Chuẩn bị 100g thit chó, thái nhỏ, đậu đen 50g, thêm nước rồi đem nấu, khi nào thấy thịt nhừ thì thêm muối, tỏi, hành, gừng, ăn thay rau, cứ cách một ngày ăn một lần, dùng liên tục khoảng 5 - 7 lần.

Củ mài 


Củ mài 4 phần, sao vàng, ô dước 3 phần, ích trí nhân (quả ré) 3 phần. Ba vị dược liệu mang sấy khô, tán bột mịn, luyện với hồ nếp làm viên bằng hạt ngô, sấy khô bảo quản trong lọ thủy tinh sạch. Mỗi lần cho trẻ uống 4-8g, ngày uống 2 lần với nước ấm vào lúc đói bụng, hoặc trước bữa ăn 1h

Màng mề gà


Màng mề gà (kê nội kim) sao vàng, tán bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-6g với nước ấm, vào lúc đói bụng. Có thể phối hợp với tang phiêu tiêu, lượng bằng nhau 4-12g, nấu với 400ml nước sắc còn 60-100ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.

Hoặc có thể dùng bột ruột gà (con trai dùng ruột gà mái, con gái dùng ruột gà trống theo cách dân gian) rửa thật sạch, phơi khô, đốt tồn tính, mẫu lệ (vỏ con hàu nung) 24g, quế chi 24g, kê nội kim 1 cái phơi khô, sao vàng. Sau đó, tập hợp 4 thứ lại tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2-4g, uống với nước ấm trước bữa ăn.

Ruột gà

Theo kinh nghiệm dân gian: con trai dùng ruột gà mái, con gái dùng ruột gà trống, bóp muối, rửa thật sạch, phơi khô, đốt tồn tính, mẫu lệ (vỏ con hàu nung) 24g, quế chi 24g, kê nội kim 1 cái phơi khô, sao vàng. Bốn vị mang tán bột mịn. Mỗi lần 2-4g, ngày chia 2 lần, uống với nước ấm trước bữa ăn.

– Cách chế màng mề gà: Khi mổ gà, bóc lấy màng mề gà, rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô tới độ ẩm dưới 12%. Khi dùng, đem sao với cát cho phồng lên. Lấy ra rây sạch cát là được. Ngoài ra bạn có thể sao màng mề gà với lửa to cho tới khi thấy có màu vàng sẫm, vẩy vào một ít giấm, lấy ra đem phơi khô. Bảo quản nơi khô ráo, kín gió.

Gan gà trống

Gan gà trống (luộn chín), nhục quế (tán bột mịn). Hai thứ  lượng bằng nhau, quết nhuyễn, làm viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần cho uống 5-15 viên tùy tuổi, ngày uống 2-3 lần với nước ấm vào lúc không no không đói quá.

Dế mèn đen


Dế mèn đen mang nhúng trực tiếp vào nước sôi, lấy ra phơi khô hoặc sấy khô. Đông y gọi là tất xuất. Dùng một con dế mèn đen tán bột, quấy với nước ấm cho trẻ uống. Trẻ ít tuổi uống một con, mỗi ngày tăng thêm một con. Theo kinh nghiệm thường uống tới 11 con thì khỏi.

Mang cua biển

Mang cua biển tức là lớp trắng xốp ở trong, nấu canh hoặc chưng cách thủy, tùy tuổi của trẻ mà cho ăn ngày 1-3 lần.

Bong bóng lợn


Bong bóng lợn 1 cái, bóp muối cho hết mùi hôi, rửa thật sạch, nấu chung với gạo nếp cho chín nhừ, thêm ít hạt tiêu. Bỏ gạo nếp, lấy bong bóng lợn xắt nhỏ. Cho trẻ ăn ngày 1-3 lần, mỗi lần 20-50g vào lúc đói bụng.

Dạ dày lợn 

Dạ dày lợn 1 cái rửa thật sạch, dồn hạt sen (bỏ vỏ và tim sen, tẩm rượu 2 đêm, sấy khô, 100-150g. Nấu  chín tùy tuổi cho ăn ngày 1-3 lần. Dùng trong 3-5 ngày sẽ thấy bệnh của bé dần được cải thiện, bé ngủ ngon hơn

Ngoài ra với các bé hay đái dầm ban đêm mẹ nên tập cho bé thói quen đi vệ sinh trước khi đi ngủ. Ngoài ra buổi tối các mẹ hạn chế cho bé ăn các món canh hay đồ ăn nhiều nước như nước ép hoa qua, sữa…

Trứng gà

 Bạn hãy lấy ra một ít trứng gà, đập một lỗ nhỏ ở đầu to, cho vào 5 hạt hồ tiêu trắng, đem hấp chín. Trẻ trên 5 tuổi, mỗi ngày ăn 2 quả vào lúc tối. Trẻ dưới 5 tuổi, mỗi tối ăn 1 quả. Ăn liền từ 5 – 7 ngày.

Nước trong ống tre, ống trúc trị đái dầm

Trẻ vừa mới cai sữa, chuyển sang ăn cơm, nếu mớm cho một ít nước trong ống tre, ống trúc, thì có thể tránh được chứng đái dầm.

NHƯ Ý

Nguồn: Người đưa tin

Nên đọc
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]