Cải cách nửa vời!

Theo Quyết định 951 của Tổng cục Hải quan ban hành về quy trình thủ tục đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, có 3 mức độ kiểm tra hàng hóa: mức 1 (luồng xanh), mức 2 (luồng vàng) chỉ kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

0
Còn mức 3 (luồng đỏ) ngoài việc kiểm tra chi tiết hàng hóa, còn phải chịu sự kiểm tra thực tế hàng hóa. Đáng chú ý ở loại hàng hóa được xếp vào luồng đỏ lại có 3 mức độ kiểm tra khác nhau gồm: kiểm tra 100%; kiểm tra 10% hoặc 5%. Nhưng trong hướng dẫn không chỉ rõ kiểm tra phần trăm đó như thế nào? Loại trừ yếu tố tiêu cực, nếu lô hàng được đóng trong 1 container chẳng hạn, thì nhân viên hải quan sẽ kiểm sao đây? Chỉ kiểm tra 5% số lượng hàng rút từ phía ngoài container. Vậy những hàng lậu, hàng cấm giấu sâu bên trong làm sao phát hiện? Còn nếu rút toàn bộ hàng trong container ra (kiểm tra theo kiểu 3 tận: tận trong, tận trên, tận bên) rồi chọn mở kiểm tra một số kiện cho phù hợp với tỉ lệ quy định, thì có khác nào kiểm tra 100%, chưa kể quá trình lôi hàng ra kiểm tra như vậy sẽ làm mất thời gian của doanh nghiệp (DN), làm hư hao mất mát hàng hóa, ai sẽ chịu trách nhiệm? Đây cũng là khe hở cho các nhân viên hải quan kiểm hóa sách nhiễu, nếu DN biết điều thì chỉ kiểm tra vài kiện bên ngoài coi như xong, thậm chí chỉ cắt niêm chì mở nắp container rồi đóng lại, theo kiểu “kiểm mà không kiểm” và gian lận thương mại, thậm chí hàng lậu vẫn lọt qua theo kiểu “lạc đà chui qua lỗ kim”. Con nếu DN không biết điều thì sẽ bị lôi hết hàng ra như nêu trên, mà DN không dám kêu vì họ làm... đúng luật.

Một cán bộ công tác lâu năm trong ngành hải quan thừa nhận những quy định chưa rõ ràng và cải cách nửa vời như vậy đều gây khó cho cả DN và những người trực tiếp thực thi công việc. Vị cán bộ này nêu chính kiến: Luật Thuế Xuất khẩu, nhập khẩu đã quy định “DN phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với khai báo của mình” và phương pháp quản lý rủi ro của ngành hải quan thay đổi cách làm, chuyển từ “tiền kiểm sang hậu kiểm” thay thế cho việc kiểm tra thủ công ở cửa khẩu để giải phóng hàng nhanh và như vậy mới có sự ra đời của bộ phận kiểm tra sau thông quan. Do đó, nên bỏ quy định kiểm tra trên, nếu xét thấy lô hàng nào cần kiểm tra thì kiểm tra 100% còn nếu không thì cho thông quan. Như vậy mới bảo đảm thông thoáng thật sự và việc này các nước đã làm từ lâu.

Hoàng Nhân
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]