Chế độ ăn và bệnh trầm cảm

SKĐS - Bánh mì kẹp thịt, những món ăn nhẹ có đường và những thức ăn kém lành mạnh khác đang làm trầm trọng thêm những ảnh hưởng của bệnh tâm thần?

0

Bánh mì kẹp thịt, những món ăn nhẹ có đường và những thức ăn kém lành mạnh khác đang làm trầm trọng thêm những ảnh hưởng của bệnh tâm thần? Nhà nghiên cứu David Robson đã tiến hành tìm ra bằng chứng và việc khám phá ra một ý tưởng mới đang được xem là có khả năng chữa bệnh trầm cảm.

Công việc tại văn phòng khiến nhiều người bị trầm cảm. Bà Felice Jacka muốn giúp đỡ họ. Nhóm nghiên cứu của Felice tại Đại học Deakin (Australia) đang áp dụng một phương pháp theo hướng tiếp cận mới. Họ sẽ không nói về thời thơ ấu của bệnh nhân, công việc hay tình trạng hôn nhân của họ nhằm giúp bệnh nhân đối mặt với bệnh tật của mình. Mà thay vào đó, các nhà nghiên cứu nói chuyện về thức ăn. Nếu Felice Jacka đúng, thì việc thay đổi thói quen ăn uống có thể là chìa khóa giúp bệnh nhân phục hồi. Một loạt các kết quả theo dõi trong năm qua đã cho thấy chế độ ăn nhiều đường và chất béo đã làm cho trí óc u tối cũng như cơ thể trì trệ. Kết quả là dẫn đến bệnh trầm cảm.

Chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải giúp giảm nguy cơ trầm cảm tối đa.

“Tinh thần và thể xác”

Muốn hiểu tại sao đồ ăn yêu thích lại ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, đầu tiên bạn cần phải hiểu một cơ chế kỳ lạ của kết nối tinh thần - thể xác mà đã hé lộ cách đây 20 năm. Lúc đó, các bác sĩ lo ngại rằng sức khỏe tinh thần yếu kém có thể làm suy nhược các phản ứng miễn dịch, có thể bị nhiễm khuẩn. Nhưng sự thật lại ngược lại. Đây có lẽ là một quá trình 2 chiều: trầm cảm không chỉ bắt nguồn từ viêm sưng, mà viêm sưng từ các nguyên nhân khác cũng có khả năng làm kích hoạt trầm cảm. Ông Michael Maes tại Đại học Deakin (Australia), người đi tiên phong về sinh học trầm cảm, phát biểu: “Người phát bệnh trầm cảm thường có liên quan đến tỷ lệ cytokines cao trong máu”.

Bằng chứng vững chắc hơn đã đến từ một thí nghiệm tài tình bởi nhà nghiên cứu Naomi Eisenberger tại Đại học California (UCLA). Nghiên cứu của bà là tiêm những mẫu nhỏ vi khuẩn E.coli vào cơ thể những tình nguyện viên khỏe mạnh; mặc dù không gây ngộ độc thực phẩm nhưng nó vẫn tác động vào hệ miễn dịch của tình nguyện viên, là nguyên nhân làm giải phóng cytokines. Ban đầu tất cả các tình nguyện viên tại phòng thí nghiệm của bà Eisenberger đều khá hạnh phúc và khỏe mạnh, nhưng sau đó họ bắt đầu phát triển nhiều cảm xúc liên quan đến trầm cảm: thể hiện sự ngắt kết nối và cô đơn. Những thay đổi cũng được ghi lại khi quét não bộ. Việc không có cảm giác vui sướng được gọi là Anhedonia, là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trầm cảm.

Chế độ ăn uống

Diễn tiến hôn mê trong thời gian bệnh có thể là vấn đề đáng chú ý trong sự tiến hóa của chúng tôi, bà Naomi Eisenberger phát biểu: “Khi tiếp xúc với sự nhiễm khuẩn, bạn muốn nó diễn ra chậm rãi, thu hồi và sử dụng năng lượng của bạn để tái hồi phục thay vì đào thải. Song, nếu vì bất kỳ lý do gì mà các tác động diễn ra trong dài hạn, thì kết quả có thể trở nên tàn phá. Viêm nhiễm còn có thể làm trầm trọng thêm những căng thẳng do thiếu ôxy trong não. Trầm cảm ôxy hóa do “các gốc tự do độc hại” có thể là nguyên nhân gây trầm cảm vì nó có thể giết các tế bào thần kinh, làm xói mòn các kết nối tầm xa của não, đồng thời làm gián đoạn các tín hiệu hóa học của não bộ. Kết quả có thể nói rằng, trầm cảm là một dạng bệnh gồm cả thể chất và tinh thần. Áp lực cuộc sống có thể đẩy mạnh nguy cơ hình thành bệnh.

Chế độ ăn uống nhiều chất béo và đường là căn nguyên làm gia tăng viêm và trầm cảm ôxy hóa. Ngược lại, các chất dinh dưỡng nhất định như dầu gan cá có chứa Omega-3 và các khoáng chất như kẽm, selen lại rất giàu thành phần chống ôxy hóa, làm giảm viêm và thu dọn các hóa chất độc hại, đồng thời giúp não chữa lành các tổn thương. Trong năm 2010, 3 bài báo quan trọng do các bác sĩ công bố đã được ghi nhận. Một bài báo được viết ở miền Nam châu Âu, nơi các bác sĩ đã lập biểu đồ về chế độ ăn uống của người Địa Trung Hải gồm rất nhiều hải sản, dầu ôliu và các loại hạt, cho đến các loại thức ăn nhanh dùng ở phần còn lại của phương Tây. Bên cạnh việc nghiên cứu về các rủi ro bệnh tim mạch và đái tháo đường, các nhà khoa học cũng ghi nhận có khoảng 10.000 thành viên tham gia mắc bệnh tâm thần.

Sự khác biệt khá rõ nét: những ai ăn chủ yếu thức ăn kiểu Địa Trung Hải thì chỉ phát triển một nửa chứng trầm cảm so với những người dùng thực phẩm không lành mạnh. Khoảng cùng thời gian đó, các nhà tâm lý học đã kiểm tra những công chức Anh. Kết quả cũng tương tự, trong vòng 5 năm, những người ăn thực phẩm nhiều đường và chất béo thì 60% đã phát triển bệnh trầm cảm. Nhà nghiên cứu Felice Jacka ghi nhận: “Trong những năm sau đó, chúng tôi nhìn thấy sự gia tăng cấp số nhân số lượng các nghiên cứu”. Bằng chứng tốt nhất đến từ phòng thí nghiệm của Frank Hu tại Đại học Harvard, chắc chắn là những ai ăn thực phẩm giàu dầu ôliu, các loại rau lá và rượu vang sẽ làm giảm viêm, giảm rủi ro trầm cảm xuống 40%; so với chế độ ăn dễ gây viêm như uống đồ uống có nhiều đường, ngũ cốc đã qua chế biến và thịt đỏ.

(Lược dịch từ BBC NEWS, 28/8/2014)

Nguyễn Thanh Hải

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]