Để bé không “lăn nhanh hơn đi”...

Cha mẹ, thầy cô và các chuyên gia sức khoẻ cần nỗ lực đưa ra một kế hoạch để “chiến đấu” với hiện tượng béo phì ở trẻ em hoặc ít ra cũng ngăn chặn được căn bệnh này.

15.5977

Đương đầu với xu hướng béo phì

Hiện nay, xu hướng béo phì khá phổ biến ở các gia đình và khi cha mẹ béo phì dễ dàng sinh ra những đứa con thừa cân. Khi gặp những rắc rối về trọng lượng, cha mẹ cần cố gắng và khuyến khích con cái mình thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng và luyện tập càng nhiều càng tốt.

Cần nỗ lực giảm cân trước khi bạn mang thai để con bạn của bạn không bị sinh sớm bởi vì trọng lượng trẻ sơ sinh thấp sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ như mắc bệnh béo phì, tiểu đường và các bệnh về tim mạch khi trưởng thành.

Các bà mẹ cần cho con bú ít nhất 6 tháng đầu tiên sau khi sinh hoặc nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu cho rằng trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ khả năng bị béo phì khi trưởng thành ít hơn.

Khi bé bắt đầu làm quen với thức ăn rắn, bạn cần cho bé thực hiện theo một khẩu phần ăn hợp lý. Đừng cho bé ăn nhiều quá và nên nhớ rằng trẻ nhỏ sẽ ăn ít hơn nhiều so với người lớn. Đừng bao giờ bắt bé ăn thêm khi bé đã no rồi. Nguyên nhân của hiện tượng béo phì về sau thường bắt nguồn từ thời niên thiếu.

Nhắc bé hoạt động thể chất đều đặn

Cần nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động thể chất trong cuộc chiến chống béo phì, đặc biệt ở trẻ em. Đừng để bé ở trong tình trạng “lăn nhanh hơn đi”. Đừng cho trẻ xem ti vi và chơi games cả ngày.

Hãy tạo cho trẻ thói quen ham tập luyện. Hãy tìm một môn thể thao thích hợp tại trường học của bé và khuyến khích bé tham gia. Nếu bé không ham các môn thể thao hãy hướng bé đến hoạt động thể chất phù hợp khác.

Nếu sống ở khu vực không có sẵn các câu lạc bộ, bể bơi, phòng tập thể dục và câu lạc bộ khiêu vũ thì có thể thường xuyên dẫn bé đi bộ đường dài khi thời tiết đẹp hoặc đạp xe hay cùng bơi với chúng... 

Tạo thói quen ăn uống có lợi cho sức khoẻ

Hãy để ý xem trẻ đang ăn gì khi ở nhà, ở trường và ở nhà của bạn chúng. Hãy chuẩn bị đầy đủ đồ ăn nhẹ có lợi cho sức khoẻ như sữa, sữa chua, trái cây và nước trái cây, đậu phộng, bơ, bánh nướng xốp và rau sấy khô... Tránh những thực phẩm và thức ăn nhẹ giàu năng lượng như đồ uống lạnh, thực phẩm rán, pizza, gà quay và sô cô la...

Hướng dẫn trẻ thực hiện theo thực đơn điều độ và không được bỏ bữa sáng. Gói sẵn thức ăn cho chúng mang đến trường để ăn trưa, thay vì cho chúng tiền mua đồ ăn tại cửa hàng bánh kẹo.

Tất cả những chế độ ăn uống trên và các biện pháp đối phó khác yêu cầu nỗ lực của cả cha mẹ, đặc biệt là người mẹ. Có như thế mới ngăn chặn được hiện tượng béo phì và bệnh tiểu đường. Thiết nghĩ ý thức ngăn chặn luôn là một biện pháp cần thiết đói với tất cả mọi người.

Theo Mầm non

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]