Em bé mắc bệnh kỳ lạ sau truyền máu chữa ung thư

(Kiến Thức) - Sau khi được truyền máu điều trị ung thư, cậu bé 8 tuổi người Canada bỗng nhiên mắc chứng dị ứng thực phẩm nghiêm trọng, thậm chí sốc phản vệ.

0
Cậu bé đang phải điều trị bệnh nguyên bào tủy - một loại ung thư não. Một vài tuần sau khi truyền máu, cậu đã phản ứng mạnh đến mức sốc phản vệ trong 10 phút sau khi ăn cá hồi, dù trước đây chưa từng bị dị ứng với bất kỳ loại thực phẩm nào. 
Các bác sỹ nghi ngờ có thể khi máu mới vào cơ thể đã gây ra phản ứng khác thường. Sau khi cho cậu bé uống thuốc kháng viêm histamine, họ khuyên em không nên ăn cá và tiêm thêm mũi epinephrine kháng thể, phòng trường hợp có phản ứng khác.
 Ảnh chụp cận những vết dị ứng nổi trên da cậu bé.
Bốn ngày sau, cậu bé lại phải nhập viện vì dị ứng sau khi ăn một cốc chocolate bơ lạc. Sau vài xét nghiệm máu và da, bác sỹ lại khuyên cậu không nên ăn tất cả các loại hạt.
"Rất hiếm có hiện tượng dị ứng với thực phẩm mình đã quen dùng trước đây", tiến sĩ Julia Upton, một chuyên gia về dị ứng và miễn dịch Bệnh viện Nhi ở Toronto (Canada), nói.
Trường hợp dị ứng vì nhận máu của người khác rất hiếm. Năm 2007, ở Canada cũng có một bà cụ 80 tuổi phản ứng mạnh với lạc. Điều tra sau đó cho thấy, người hiến máu 19 tuổi cho bà bị dị ứng với loại hạt này.
Trong trường hợp mới này, cậu bé 8 tuổi cũng nhận huyết tương từ một người từng dị ứng các loại hạt, cá và tôm cua. Đơn vị nhận máu hiến không còn bất cứ mẫu máu nào từ người này và cho biết sẽ không nhận máu hiến từ cá nhân đó nữa.
Các bác sỹ vẫn chưa biết làm cách nào để ngăn chặn tình trạng này trong tương lai. Ngân hàng máu ở Mỹ và Canada đều không có quy định cấm người dị ứng hiến máu. Hơn nữa, xét nghiệm máu hiến về mức IgE (Glubulin miễn dịch ) không phải lúc nào cũng khẳng định được khả năng dị ứng. Một số người có mức IgE cao không bị dị ứng, trong khi những người khác có mức protein này thấp thì lại không. 
"Rõ ràng, sự an toàn của nguồn máu là mối lo ngại lớn nhất của mọi người. Cần phải nghiên cứu thêm để tìm hiểu tình trạng này có xảy ra thường xuyên hay không và cách tốt nhất để tránh dị ứng truyền qua máu. Tôi nghĩ, rất khó để cảnh báo diện rộng khi chỉ dựa vào một trường hợp nhỏ này”, tiến sĩ Upton nói.
Còn theo Tiến sĩ Courtney Hopkins, đại diện Hội chữ thập đỏ Mỹ, tại nước này nếu một người hiến máu cảm thấy ổn và khỏe mạnh vào ngày hiến máu họ hoàn toàn đủ tư cách để thực hiện việc này. "Chúng tôi sẽ hoãn việc hiến lại nếu họ không thấy ổn hay khỏe khoắn, nếu họ bị sốt hay họ có vấn đề về hơi thở", ông nói.
15.579--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]