Đa số phụ nữ không rõ triệu chứng UTBT nên vẫn coi thường. Nếu trong 2 tuần mà bạn thấy có một trong các triệu chứng dưới đây thì hãy đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt: Khó chịu ở bụng dưới (ví dụ: Khó tiêu hoặc đau quặn), tiêu chảy; buồn nôn; sình bụng dưới; táo bón, đi tiểu nhiều lần; cảm giác “đầy” hoặc áp lực vùng xương chậu; trọng lượng cơ thể thay đổi đột ngột; chảy máu khác thường ở âm hộ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực này, các triệu chứng trên không có nghĩa là bạn bị UTBT, điều quan trọng là không được chủ quan nếu thấy có bất kì triệu chứng nào khác thường. Để phòng ngừa căn bệnh này, theo các bác sĩ, cách tốt nhất là phụ nữ phải chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Đặc biệt, trung bình cứ 3 tháng nên đi khám phụ khoa 1 lần. Khi tới gặp các bác sĩ phải mô tả cặn kẽ các triệu chứng, thời gian mắc các triệu chứng, tiền sử gia đình, đã mang thai mấy lần, sinh lần nào hay chưa... Hãy hỏi bác sĩ cho rõ ràng để tránh suy diễn, lo sợ, hoang mang. Bạn cũng cần khám xương chậu để biết rõ có gì bất thường hay không. Nếu không có triệu chứng liên quan đến ung thư, bạn vẫn nên đi khám lại sau 2 - 3 tuần để biết chắc chắn về tình trạng sức khỏe của mình.
Để giảm nguy cơ bị UTBT, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo phụ nữ nên áp dụng các biện pháp sau:
- Dùng thuốc ngừa thai có chứa estrogen và progesterone.
- Mỗi ngày uống 1 ly sữa (loại ít chất béo) giảm được 40% nguy cơ UTBT.
- Bổ sung 90mg vitamin C hoặc 30mg vitamin E mỗi ngày thì giảm được khoảng 60% nguy cơ UTBT.
- Dùng thực phẩm giàu vitamin, nguồn vitamin tốt là cà chua và cà rốt sống.
- Giảm chất béo, nhất là mỡ động vật rất có lợi. Nên ăn nhiều rau đậu, trái cây và các loại hạt.
- Mỗi ngày nên tập thể dục tối thiểu 10 phút.
Thu Vân
(Theo “The Journal of Cancer”)