Kẻ thù giấu mặt trong thực phẩm

(Webphunu.net) - Ẩn chứa sau những bó rau, miếng thịt, con cá… là rất nhiều kẻ thù của sức khỏe, đó chính là vi khuẩn, độc tố, nấm mốc, chất phụ gia.

15.5892
Hằng ngày chúng ta dùng nhiều thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng để sống và hoạt động, vì thế việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng. Nhưng chỉ vì thiếu kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, thiếu lương tâm của người bán hàng…mà người tiêu dùng đang đối mặt với nhiều nguy hiểm do sử dụng thực phẩm không an toàn. Hiểu rõ những kẻ thù giấu mặt trong thực phẩm cũng là một cách rất tốt để phòng bệnh.


Nhiễm vi khuẩn và độc tố


Khi dùng các thực phẩm nhiễm vi khuẩn và độc tố, chắc chắn sức khỏe của người dùng sẽ bị ảnh hưởng. Tùy mức độ nhiễm khuẩn, người dùng có thể bị rối loạn tiêu hóa hay tử vong (như nhiễm độc salmonella, staphylocoque, clostridium botulinum). Tình trạng ngộ độc càng trầm trọng hơn nếu thực phẩm được chế biến hoặc bảo quản không kỹ cộng với tiết trời nắng nóng.

Chất phụ gia


Việc sử dụng các chất phụ gia quá mức sẽ gây hại sức khỏe con người

Để thực phẩm có màu sắc bắt mắt, bảo quản được lâu và tăng độ thơm ngon, người ta dùng thêm chất phụ gia. Các chất phụ gia này nếu kém chất lượng hoặc sử dụng các chất phụ gia công nghiệp, chất không được phép sử dụng sẽ rất có hại cho sức khỏe như gây ung thư. Cái hại này tiến triển âm thầm, nhưng chắc chắn vì thế mà mức độ nguy hại lại càng cao hơn.

Ngộ độc thực phẩm do các quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm


Có 2 nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thay đổi chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản thực phẩm: do sự chuyển hóa của vi sinh vật, do sự chuyển hóa hóa học xảy ra khong do các quá trình vi sinh vật.

Thuốc trừ sâu và hormon tăng trưởng


Nguy hiểm hàng đầu đối với sức khỏe chính là dư lượng thuốc trừ sâu có trong thực phẩm. Nếu dư lượng thuốc trừ sâu ít nhưng dùng thường xuyên sẽ gây ngộ độc dần dần dẫn đến ung thư, hủy hoại gan. Nếu dư lượng thuốc trừ sâu quá nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc cấp, thậm chí dẫn đến tử vong.


Với thuốc trừ sâu, thời gian ủ bệnh ngắn (vài phút đến vài giờ) tính chất cấp tính và thường nhanh hơn so với ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật

Bên cạnh thuốc trừ sâu, hormon tăng trưởng cũng làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Để tăng sản lượng chăn nuôi trong thời gian ngắn người sản xuất đã đưa các chất như cortison, clenbuterol… những chất này có thể gây loạn nhịp tim, tổn thương tế bào cơ tim, run cơ, tăng huyết áp… Nguy hiểm nhất còn dùng cả etradiol có thể gây ung thư vì có hại cho gen.

Với các loại thực phẩm như thịt lợn có chứa hormon thường nhạt màu không hồng tươi như thịt bình thường, sờ tay vào không có cảm giác dính và đàn hồi. Hormon lại giữ nước nên tỷ lệ nước trong thịt nhiều. Nếu bạn lấy một mẩu giấy khô thấm vào miếng thịt nếu không thấy thấm nước là thịt tốt, còn nếu thấm ướt hết giấy thì hạn chế trong việc chọn mua và chế biến.

Nhiễm ký sinh trùng


Trong thịt, thủy sản và một số loại rau thường có các loại ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun xoắn, toxoplasmose, sán lá gan, dị ứng… ký sinh. Nếu ăn phải thực phẩm nhiễm các ký sinh trùng này, người bệnh sẽ bị đau quặn bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy sau vài giờ…, thậm chí có trường hợp tử vong do dị ứng mạnh. Nguy hiểm hơn, một số người tuy nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng rõ rệt, khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng mới phát hiện ra thì rất khó chữa trị.

Nấm mốc


Nấm mốc làm thực phẩm bị nhiễm độc, khi con người ăn phải những thực phẩm này rất dễ ngộ độc.
 
Thực phẩm để lâu ngày, bảo quản không tốt… là điều kiện rất thuận lợi để nấm mốc sinh sôi và phát triển. Trong số các độc chất từ nấm thì aflatoxin là nhóm độc chất thường gặp trong các loại thực phẩm dùng cho gia súc hoặc cho người như ngũ cốc, bắp… và nhất là đậu phộng để lâu bị mốc. Độc tố này bền với nhiệt, xâm nhập vào thực phẩm cung cấp cho thú vật nuôi cũng như cho người, tác động lên gan kết hợp với virut viêm gan siêu vi B làm gia tăng ung thư gan.

Kim loại nặng


Kim loại nặng ở đây chính là các kim loại hòa tan dưới dạng ion từ nước thải của các nhà máy. Độc hại nhất là thực phẩm nhiễm thủy ngân, mà ở đây là các loại thủy sản. Do hiện tượng tích lũy độc chất, thủy ngân không bị loại ra khỏi cơ thể mà tiếp tục tăng lên theo lượng thực phẩm cung cấp mỗi ngày, hậu quả là bị rối loạn thần kinh (cảm giác đau nhói, mất trương lực cơ, rối loạn phối hợp vận động, giảm thị giác, thính giác…) làm phát sinh ra một bệnh mới được gọi là hội chứng Minamata.

Nitrit và nitrat

Dùng trong bảo quản thịt nguội, thịt xông khói. Dùng nhiều có thể gây ung thư nhất là dạ dày. Bản thân nitrat không hại nhưng dễ biến thành nitrit, chất này kết hợp với các amin tạo ra nitrosamin là chất hóa học có khả năng gây ung thư. Trong cơ thể, nitrit chuyển hóa hemoglobin thành methemoglobin (methemoglobin) không vận chuyển được ôxy cho tế bào gây ra các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa…

Túi nilon

Nilon đều được sản xuất từ nhựa tái sinh hoặc từ chất dẻo polyvinyl mà phân tử đơn lẻ của chất này có khả năng gây ung thư và lại dễ nhiễm khuẩn nên rất có hại. Với nhiều loại bao bì trong quá trình sản xuất người ta trộn thêm một ít hóa chất làm tăng độ dẻo và bền cũng gây ngộ độc nhất là đựng thực phẩm có mỡ, giấm, mặn, nóng… chất độc dễ ngấm vào. Vì thế mà việc dùng nilon đựng thực phẩm cũng được xem như là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.
Huyền Trang tổng hợp


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]