Muối ăn và bà bầu: Không nên kết thân!

Bà bầu không nên sử dụng nhiều muối ăn do nó thể dẫn đến cao huyết áp, phù nề, khiến cơ thể luôn trong tình trạng khát nước và mệt mỏi,...

15.5943

Vai trò của muối ăn trong thai kỳ

Trong thời gian bạn mang thai, lượng nước trong cơ thể sẽ thay đổi để hỗ trợ cho sự phát triển của bé. Muối đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và duy trì chất lỏng trong cơ thể. Ăn bổ sung muối cũng giúp bạn bù đắp lại lượng đã mất khi đào thải qua mồ hôi.

Tuy nhiên bà bầu cũng không nên ăn mặn do:

- Nguy cơ gây nhiễm độc thai nghén

- Trong thời kỳ thai nghén lượng tuần hoàn tăng, quá trình thay cũ đổi mới cũng nhanh hơn nhằm thích ứng với sự tuần hoàn của đế cuống rốn, nếu đưa thức ăn mặn quá nhiều, trữ lượng natri trong cơ thể tăng làm cho tim của người phụ nữ nặng gánh hơn, biểu hiện các triệu chứng như hồi hộp, buồn bực khó chịu, đi tiểu giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

- Ăn mặn khiến cơ thể luôn trong tình trạng khát nước và mệt mỏi

- Giảm sự bài tiết nước bọt, tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở dẫn đến sức đề kháng niêm mạc miệng họng bị yếu nên hay xảy ra tình trạng viêm họng.

Chỉ cần 1g mỗi ngày


Lượng muối mà mỗi người cần chỉ là 1g mỗi ngày, và lượng đó chỉ khoảng 2/3 muỗng cà phê mà thôi. Nếu muốn ăn mặn hơn một chút, bạn cũng đừng tiêu thụ quá 6g, tương đương 2,4g natri. Rất nhiều người không biết rằng mình đang ăn nhiều muối hơn mức cần thiết. Muối được nêm rất nhiều vào các loại thực phẩm chế biến sẵn như thịt muối, dưa chua, đậu phộng rang hay thậm chí cả bánh mì.

Nếu như bạn đang ăn khá nhiều muối, nên cẩn thận kiểm tra nhãn mác các loại thực phẩm mình mua và tìm thành phần muối ăn hoặc natri (hay còn gọi là sodium).

Cắt giảm lượng muối

Sau một thời gian dài ăn uống với khẩu vị rất đậm đà, bạn sẽ thấy rằng ăn uống mà không bỏ thêm muối thật là nhạt nhẽo. Hãy kiên nhẫn vì sức khỏe của bé yêu và sau một thời gian, khẩu vị của bạn sẽ thay đổi theo chế độ ăn mới.

Bạn có thể cắt giảm lượng muối với những mẹo sau:

- Không nêm muối trong lúc chế biến thức ăn và sau khi thức ăn đã nấu xong

- Dùng các loại thảo mộc hay tiêu để nêm nếm tăng hương vị món ăn thay vì muối

- Nếu có thể, hãy thay thế các loại thực phẩm chứa nhiều natri

- Nên hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn

- Đọc kỹ hàm lượng muối trên hộp đựng sản phẩm, sao cho muối không chiếm quá 1,5g/100g sản phẩm.

- Cẩn thận với các loại đồ ngọt như biscuits vì chúng vẫn có thể chứa nhiều muối

- Nếm thực phẩm trước khi định nêm muối. Có thể chúng đã đủ mặn rồi.

Mẹo giúp bà bầu giảm thiểu tình trạng ăn mặn


- Ăn nhỏ chia nhiều bữa trong ngày để kiểm soát lượng muối. Thực hiện chế độ ăn nhạt dần.

- Không nên dự trữ đồ ăn mặn hoặc đồ ăn được chế biến sẵn như: Ô mai, mứt hoa quả sấy khô, khoai tây rán, bánh quy mặn, xúc xích, lạp xưởng, pho mát, cá khô, các loại mắm…. Bởi hàm lượng muối trong các thực phẩm này rất cao.

Nên đọc

- Tăng cường các loại sản phẩm chế biến từ sữa kết hợp với nhiều rau xanh và hoa quả tươi.

- Uống nhiều nước để loại bỏ bớt lượng muối trong cơ thể.

- Ăn chậm, nhai kĩ sẽ đem lại cảm giác món ăn đậm đà và cảm nhận trọn vẹn mùi vị của món ăn.

Lưu ý: Các trường hợp như: cao huyết áp, sưng phù  thì phụ nữ phải giảm thiểu số lượng muối trong các bữa ăn. Thông thường chứng nghén mặn này có thể giảm khi bươc sang quý II của thai kỳ.

Việc ăn mặn khi mang thai sẽ làm tăng quá trình tích nước và muối dẫn đến tình trạng phù nề, tăng huyết áp, đau đầu choáng váng, tức ngực, buồn nôn…Nếu nghiêm trọng hơn còn dẫn đến tình trạng nhiễm độc thai nghén.

Vì vậy phụ nữ mang thai cần chú ý trong những giai đoạn đầu và khi có dấu hiệu phù nề, cao huyết áp phải tuyệt đối khống chế lượng muối đưa vào cơ thể

Thùy Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]