Não có khả năng xóa trắng những ký ức không cần thiết

Các nhà khoa học phát hiện được một cơ chế đặc biệt của não người: khả năng xóa trắng những ký ức không cần thiết để giữ bộ não luôn ngăn nắp.

0

Não “biết” xóa bỏ những kí ức không cần thiết

Sức khỏe và đời sống cho biết, các nhà khoa học Đại học Princeton và Đại học Texas tại Austin (Mỹ) vừa phát hiện được một cơ chế đặc biệt của não người: khả năng xóa trắng những ký ức không cần thiết để giữ bộ não luôn ngăn nắp.

GS. Turk-Browne đã sử dụng một ví dụ về chuyến đi đến tiệm cà phê để giải thích cơ chế lọc ký ức của não người. Não của người đã đến quán cà phê lần thứ hai liên tiếp sẽ tự động dự đoán mình sắp được một nhân viên cụ thể nào đó phục vụ. Tuy nhiên, khi thấy một nhân viên khác đằng sau quầy, khách hàng sẽ lập tức loại bỏ thông tin về nhân viên đầu tiên, vì không còn có giá trị.

Nhóm chuyên gia đã đưa ra kết luận trên khi tiến hành các cuộc thí nghiệm với sự tham gia của 24 người trưởng thành và dùng máy quét cộng hưởng từ chức năng (fMRI) theo dõi hoạt động não. Sau khi phân tích dữ liệu được yêu cầu, gồm một chuỗi hình ảnh được sắp xếp theo thứ tự cụ thể, các nhà nghiên cứu phát hiện những người tham gia có xu hướng quên mất hình ảnh mà não đã đưa ra dự đoán.

Trong khi đó, ký ức được củng cố hơn khi hình ảnh nhân vật đã ghi nhớ tiếp tục xuất hiện như mong đợi của não bộ.

Bộ não không có cơ quan thụ cảm cảm giác đau

(Ảnh minh họa)

Vietnamnet cho biết đó là lí do tại sao các bác sĩ có thể phẫu thuật não cho bệnh nhân trong khi người này vẫn tỉnh táo. Việc này giúp họ đảm bảo rằng quá trình phẫu thuật phức tạp không ảnh hưởng đến bất kỳ chức năng thị giác hoặc kiểm soát vận động nào. Vậy tại sao chúng ta lại cảm thấy đau? Vì một thụ thể đau – cơ quan thụ cảm cảm giác – gửi các tín hiệu tới tủy sống và bộ não, cảnh báo chúng ta về mối nguy hiểm.

Khác biệt giữa não trái và não phải

Bộ não được phân chia thành 2 bán cầu đối xưng. Dù hoạt động cùng nhau nhưng não trái thiên về suy nghĩ mang tính phân tích và lý trí hơn, trong khi não phải phụ trách suy nghĩ theo hướng thị giác và khái niệm. Hai bán cầu não cũng hoạt động theo cách đối ngược, ví dụ như bạn bị vấp ngón chân trái thì cơn đau sẽ do bán cầu não phải “xử lý”.

Và chúng sẽ đưa “phần đúng hướng lên trên” đối với bất kỳ thứ gì bị lộn ngược, ví dụ như các hình ảnh tri nhận qua mắt bạn thực tế bị lộn ngược và bộ não đã chỉnh sửa nó về đúng tư thế. Tuy nhiên, điều kỳ dị nhất ở đây là: ngay cả khi bị mất một nửa bộ não, con người vẫn có thể sống sót mà không cần có nó.

Não hoạt động tích cực hơn khi bạn ngủ

Ban đêm là thời gian phù hợp để bộ não của chúng ta xử lý mọi hoạt động đã xảy ra ban ngày, và đó là lí do tại sao các nhà khoa học nghĩ rằng chúng ta mơ (không ai thực sự chắc chắn là tại sao), Một số người nhận định, đó là một cách để xử lý các cảm xúc và sự tương tác phức tạp của cuộc sống thường nhật của chúng ta.

Trong khi số khác lại cho rằng đây chỉ là một cách sàng lọc thông tin, giống như máy tính. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, quá trình này có thể giúp chúng ta giảm bớt chấn thương.

Những người có chỉ số thông minh (IQ) cao hơn có xu hướng mơ nhiều hơn, và việc chợp mắt vào ban ngày được chứng minh là khiến con người mạnh mẽ hơn và tập trung hơn vào công việc của họ.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]